--------------------- Tư vấn - Thiết kế - Lắp đặt và chuyển giao công nghệ nuôi Chim Yến trong nhà --------------------
VPMN: 35 đường số 10, KP4, P.HBC, Q.Thủ Đức,TP.HCM ----- VPMT: 313 Lê Thanh Nghị,Q.Hải Châu, Đà Nẵng
Tel: 0511.6255.417 - 6255.418 - Fax: 0511.6255.418 *Hotline: 0917.44.65.30 *Email:Phanhungthinhdn@gmail.com

26 tháng 11, 2012

Kiểm tra định kỳ nhà yến


Nuôi yến thành công những ngày đâu tiên bạn sẽ luôn có cảm giác hồi hộp...mong chờ em ấy về. Rồi về rồi có ngủ lại nhà mình không? ngủ lại có chịu ở lại không? rồi có chịu làm tổ không?...
Bao nhiêu mối lo cho một nhà yến, vì vậy bạn nên thăm viếng nhà yến thường xuyên nhé:
1. Kiểm tra cửa ra vào xem có hiện tượng lạ hay không: chi cú, chim cắt, diều hâu...
2. Kiểm tra độ ẩm, nhiêt độ phòng
3. Kiểm tra lượng phân chim trong nhà
4. Thường xuyên châm nước thêm trong các máng hồ để bổ sung độ ẩm
5. Trong 3 tháng đâu tiên, nên tiến hành phun định kỳ dung dịch mùi bày đàn và kích thích làm tổ (khi tới mùa sinh sản)
... Và còn nhiều nữa...
Chăm yến như chăm con
Yêu những em yến và trân trọng các nhà nuôi yến...

16 tháng 8, 2012

KHAI TRƯƠNG THÁP LINH THẦN CHIM YẾN

Sau thành công quá trình bảo tồn và nuôi chim yến tại dãy núi ngũ hành, sáng ngày 21/4, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến - Đại Nam Du Lịch Thần Tiên đã tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động linh thần Chim yến tại hồ Bích Ngọc.


 Ban lãnh đạo Đại Nam Du Lịch Thần Tiên làm lễ khai trương linh thần chim yến

          Sau thành công quá trình bảo tồn và nuôi chim yến tại dãy núi ngũ hành, sáng ngày 21/4, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến - Đại Nam Du Lịch Thần Tiên đã tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động linh thần Chim yến tại hồ Bích Ngọc. Đây là công trình tiêu biểu được sử dụng hệ thống nuôi yến hiện đại với khuôn viên tầng hầm trong lòng đất rộng hàng vạn mét vuông, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn lợi lớn từ sản phẩm yến sào, bên cạnh đó tạo không gian thoáng đãng nơi bay lượn, vui đùa hàng đàn chim yến giúp du khách có những phút giây thưởng ngoạn cảnh sắc tại Đại Nam Du Lịch Thần Tiên.

 Đàn yến đang tung bay tại Đại Nam Du Lịch Thần Tiên

Trải qua chặn đường  gần 3 năm đi vào hoạt động, du khách đến đây không chỉ biết đến với những công trình kiến trúc độc đáo, các hạng mục trò chơi, khu vui chơi nghỉ dưỡng mà còn biết đến với một Vương quốc chim yến. sản phẩm yến sào đã khai thác ước đạt 250kg yến sào mỗi năm. Dự kiến trong thời gian tới Đại Nam Du lịch Thần Tiên sẽ nhân rộng mô hình bảo tồn và phát triển chim yến trên diện rộng.
Một số hình ảnh về Yến Sào Đại Nam Du Lịch Thần Tiên:


 Tháp yến vừa được khai trương


 Từng đôi yến đang chăm chỉ xây tổ trong lòng núi Ngũ Hành tại Đại Nam Du Lịch Thần Tiên


 Chế biến sản phẩm từ tổ yến

 Thành phẩm yến sào Đại Nam
Nguồn:  http://laccanhdainamvanhien.vn/tin-tuc/su-kien-moi/khai-truong-thap-linh-than-chim-yen.141.html

Bắt con chim bay...





Hôm qua thức dậy thật sống động khi trước mắt tôi rợp trời chim yến. Không phải là cánh én báo tin xuân trong tâm thức Việt mà là những đàn chim yến biển báo tin vui dưới bầu trời Bắc Mỹ An của Ngũ Hành Sơn huyền thoại.
1. Đà Nẵng có một doanh nhân nổi tiếng cả nước. Trên ti vi quen thấy anh tháp tùng các VIP đi Tây tiếp thị, ký kết những dự án liên quốc gia. Khởi nghiệp từ dự án "đồ bành", mãi đến nay anh vẫn trung thành phương châm bắt con chim đậu, ý nói dự án nào ăn chắc thì làm, không chắc thì thôi. Vậy mà mới đây, cũng tại Đà Nẵng, tôi gặp một doanh nhân ngược lại, chuyên bắt con chim bay và đã có những mẻ lưới ngon lành. Cái lạ là loài chim này, hầu như bay hoài, suốt đời không nghỉ. Thậm chí, có người nói thách nếu ai thấy chúng đậu là "chết liền". Loài chim nhỏ, cánh đen, bụng xám, chuyên làm tổ bằng nước miếng xanh hoặc máu thắm của chính mình. Và đó chính là sản phẩm vua chúa xưa săn tìm. Nay, dưới lăng kính khoa học, con người phát hiện thêm những tác dụng y học tuyệt vời của nó nên quyết "bắt con chim bay" từ ngoài đảo, trên biển vào nhà cao tầng, gọi là chăm sóc. Loài chim đó không gì khác hơn: yến biển.
2. "Một ký phân ba trăm ngàn đồng, một can nước mùi ba triệu đồng...", Dũng KDT (tên doanh nghiệp cũng là biệt danh của Trần Duy Dũng) nhớ lại những ngày đầu bắt tay nghiên cứu tập tính loài chim yến và anh tình cờ tiết lộ bí quyết "dụ khị" chúng theo nhau bay vào tòa nhà 5 tầng khu An Thượng, bên biển Mỹ An được anh xây nên chỉ mới 2 năm. "Chỉ có phân và nước mùi của chim yến thải ra mới dụ được những đàn yến đang khiêu vũ trên trời. Mười loại âm thanh chim yến, liên tục được phát ra từ bên trong và ngoài tòa nhà cũng là những điệu nhạc quyến dụ. Khi vui, khi buồn, khi bay, khi lượn, khi đậu, khi ấp trứng và cả khi yêu... Nghe đến mê hồn!". Dũng văn hoa chút chút khi cho tôi xem những CD âm thanh được các nghệ nhân lành nghề ghi âm tại Khánh Hòa và Indonesia. Tôi không tài nào phân biệt được tiếng chim yến thiệt và tiếng chim yến giả. Nghe cứ ríu ran như tiếng dế gáy lẫn tiếng chim chiền chiện thuở tôi còn ở quê. Tại phòng "chỉ huy" anh lắp đặt hệ thống âm thanh, hệ thống phun ẩm hẹn giờ và 3 camera theo dõi hoạt động ở 3 tầng nhà cao nhất. Tầng 5 là sân chơi, ở đó có 2 cửa ra vào và cũng là nơi chim yến tập bay. Tầng 4 là nơi chim yến làm tổ, ấp trứng. Còn tầng 3, tối om, tôi không rõ gì, chỉ nghe tiếng chim yến kêu líu ríu... Dũng cũng không giải thích gì thêm, chỉ nháy mắt: "Bí mật! Bí mật!".
3. Tọa thiền bên dưới giàn phong lan, dù trời nắng gắt, tôi cảm thấy mát lạnh. Hóa ra, làn hơi nước phun sương từ bên trên rơi xuống, trong lành, mát mẻ. Phong lan, cây cảnh phía dưới hưởng hơi, xanh tốt. Chính yến mẹ ủ hơi nước này trong bộ cánh, mang vào tổ, yến con rúc vào lòng mẹ và giải khát. Bỗng có mấy con chim yến sà xuống trước mắt tôi. Chúng bay vào tận phòng khách và dường như nô đùa với 2 con gái cưng của Dũng. Yến tập bay mà nhanh như chớp, ống kính của tôi đặt chế độ ảnh động vẫn không thể nào "dừng" chúng lại. "Chủ nhật nào, yến cũng bay vào tầng trệt. Có lẽ do anh em văn phòng KDT nghỉ làm ở tầng 2 nên chúng sà xuống chào... thiếu nhi". Dũng cười, suy đoán.
Thế rồi, chúng tôi sang sân thượng nhà đôi vợ chồng bác sĩ về hưu, quan sát chim yến bay vào tòa nhà KDT qua 2 ô cửa hình vuông. Bấy giờ đã hơn 10 giờ, cả đàn đã bay đi ăn tận Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế hoặc ngoài các ghềnh, đảo ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc... Chỉ còn vài chục chim mẹ đang nuôi con và những chú chim con tập làm quen khung trời cao rộng. Chúng bay hoài, bay hoài. Lúc xếp cánh, lúc xòe ra, lúc lượn vòng vút lên hoặc đột nhiên chúi xuống như máy bay tiêm kích. Bà chủ nhà hàng xóm cũng dõi theo thích thú quên khuấy nỗi phiền do những dấu phân đen rồi trắng rải rác trên sàn bê tông. Dũng nói chị thông cảm, sẽ tìm cách làm vòm, cùng giải quyết hậu quả của loại phân... quý hiếm. Tôi "phán": "Phân yến giàu măng-gan, ma-nhê, có khi chữa được bệnh đó". Là bác sĩ, chị cảm thấy vui, dù không rõ tôi đùa hay thật. Ngẫu hứng, Dũng rút điện thoại gọi cho một VIP của Đà Nẵng báo tin: "Yến đã thành đàn, không còn... lang thang xin ăn anh ạ". Tôi nghĩ, chắc VIP này đang tủm tỉm cười vì khi ra tay giải tỏa quy hoạch trên mặt đất ông cũng tự nhiên góp phần phân lô bầu trời, tạo ra những khoảng không gian sinh thái cho thành phố. Không khói bụi, không ô nhiễm âm thanh. Chúng đạt chất lượng cao đến độ kéo được chim yến từ khơi xa vào với đất liền.
4. Sản phẩm từ chim yến chính là chiếc tổ của nó. Tất nhiên không tính loại tổ làm bằng... rác của loài chim yến cư ngụ dưới những bồn nước treo, ngoài ánh sáng. Một tổ yến đảo như Cù Lao Chàm hoặc yến sào Khánh Hòa, thời giá thấp nhất 90 triệu đồng/kg. Tổ yến huyết quý hơn, từ 120 đến 150 triệu đồng/kg. Yến Indonesia chất lượng thấp hơn yến Việt, khoảng 60 triệu đồng/kg. Ở Đà Nẵng, còn có cả tổ yến... Chợ Cồn, giá chỉ 30 triệu đồng/kg trở xuống, do chúng được trộn một phần hoặc hoàn toàn làm bằng bột chóc! Để người dùng khỏi bị hố, một vài cửa hàng bán tổ yến ở Đà Nẵng có trưng bày so sánh mấy loại này. Hiện ở Đà Nẵng có ít nhất 4-5 nhà nuôi chim yến nhưng chỉ có nhà ông M. gần khách sạn Minh Toàn và nhà Dũng KDT ở Mỹ An là thành đàn, số còn lại đầu tư gấp đôi gấp ba nhưng do chưa có cơ duyên, từng đàn chim yến mỗi sáng ngang qua, rồi bay biền biệt! Tôi từng tiếp xúc ông M. Theo ông, năm 2006 có nhiều cơn bão, nhà ông đang xây thì yến vào. Thế là ông nhường nhà cho yến ở. Không biết có "huyền thoại hóa" hay không nhưng ông khẳng định, đàn yến nhà ông hiểu được tiếng... người! Mà chỉ hiểu được khẩu lệnh của ông. Người lạ vào nhà, chúng kêu chíu chít, tỏ vẻ bất ưng. Khi ông bước đến, vỗ nhẹ vào tường, bảo "Ông đã về! Ông đã về", chúng liền dịu giọng, đang bổng xuống trầm! Cũng theo ông M, mỗi năm ông thu được vài ký tổ chim yến, bán ra ngang giá yến đảo Cù lao Chàm.
5. Dũng KDT đang dưỡng đàn, tăng đàn nên chưa nghĩ đến việc bán buôn. Ngược lại, anh nghĩ xa hơn: nếu một ngày xấu trời, chim yến bỏ đi, anh sẵn sàng cải biến 3 tầng lầu thành khách sạn 3 sao bởi Đà Nẵng đang nổi lên như một ngôi sao du lịch biển. Nói là vậy nhưng Dũng đang mê yến hơn mê... vợ. Anh tiết lộ: Nhiều ông phục kích chụp hình đàn chim yến nhà anh để mang về thuyết phục bà xã bỏ vốn đầu tư xây nhà cao tầng "bắt con chim bay". Nhưng cũng theo Dũng, gỗ làm giàn chim yến đang bị hiếm. Cách nay 2 năm, giá 20 triệu đồng/m3, mua từ Indonesia và đã xử lý sạch mùi. Anh không theo cách ấy mà tự đọc sách, tìm hiểu trên mạng, tự thuê thợ đến thực hiện theo ý mình. Gỗ cũng gỗ xứ mình, không mua từ Indonesia nên giá thành dự án của anh không cao bằng người khác. Ngược lại, một số đại gia... lười biếng, thuê cánh chuyên gia thiết kế giàn chim yến đến từ Khánh Hòa, khi thực hiện xong dự án, chủ nhà trả 50-60% tổng kinh phí, nếu năm đầu có 5 cặp yến vào làm tổ, thanh toán nốt, nhược bằng chờ tiếp năm sau... Có khi chờ đến 5 năm, gỗ làm giàn đã xuống cấp mà chim yến... vẫn liệng rợp trời, không chịu sà xuống cùng khổ chủ. Hồi Indonesia cháy rừng, hàng đàn chim yến ngoài vạn đảo bị vỡ tổ, vượt biển bay sang miền Tây Nam Bộ. Ở Gò Công, người ta xây cả trăm tòa nhà đón lõng, cuối cùng chỉ có chưa đầy 20 nhà có chim về trú ngụ. Với Trần Duy Dũng, nuôi chim yến cũng là một nghề chơi. Mà "nghề chơi cũng lắm công phu", không dễ dàng gì chuyện bắt được loài chim bay hoài, không chịu đậu!
Đặng Ngọc Khoa

11 tháng 7, 2012

Làm đẹp từ yến

Tổ yến từ lâu đã được xem vào một trong 8 món ăn cung đình, và hiện nay, "bát trân" trong danh mục chỉ còn lại yến sào. Yến là loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe cũng như công dụng làm đẹp.
1. Sơ chế: Tổng thời gian sơ chế mất khoảng 1 - 1,5 tiếng.
Yến sào (tổ yến) sau khi mua về, các anh chị ngâm trong 30p - 1 tiếng (yến nguyên tổ, chưa qua sơ chế). Chuẩn bị 2 bát nước bát nước, một cái đĩa men trắng, tăm và nhíp, một cái rây (lỗ thưa).
- Sau khi tổ yến đã mền, đầu tiên các anh chị nhặt sơ hết những sợ lông yến (nhặt bằng tay, hoặc bằng nhíp), cho vào bát nước đầu tiên (một bát để nhúng tay, một bát để yến đã nhặt), nhớ mỗi lần nhặt từng chút một. Sau đó để nguyên tổ yến trong bát nước và nhặt lần thứ 2, do lần này ngâm trong nước nên các sợi lông tơ không còn dính vào sơi yến nên để nhặt hơn, nhặt xong ít nào cho sang bát nước thứ hai.
- Ở bát thứ hai, anh chị bóp nhẹ tay cho lông tơ không còn dính trong sợi yến và nhẹ tay gạn hết sợ lông tơ nổi trên mặt nước sau đó lọc qua rây, mở vòi nước và bóp nhẹ tay dưới vòi nước chảy (làm như vậy các sợi lông tơ dính trên bề mặt sẽ trôi theo nước, và các tạp chất cũng không còn bám vào sợi yến).
- Cho tất cả chỗ yến đó ra đĩa rồi lấy tăm (hai cái tăm để tách những sợi lông tơ dính sâu trong sợi yến), tách được đến đâu, trút sang bát sạch đến đó. Nhớ để bát nước bên cạnh để hỗ trợ nhúng tăm sau khi tách lông tơ yến (vì lúc này, lông tơ còn rất nhỏ và mềm).
2. Nấu chè yến - long nhãn - táo đỏ - hạt sen:
Những nguyên liệu này có thể mua ở nhà thuốc bắc.Lượng tùy theo sở thích từng người có thể chỉ dùng yến chưng đường phèn, hoặc cho thêm các loại quả vào.Lưu ý, Long nhãn khá ngọt nên anh chị cần giảm lượng đường phèn.
Cho tất cả vào thố/bát rồi chưng cách thủy khoảng 30 - 45p. Nếu có thố chuyên dụng chưng yến thì thời gian khoảng 20p => sử dụng nóng và tốt nhất là trước khi đi ngủ.
Món này có công dụng: thanh lọc cơ thể, thanh lọc phổi, sinh tinh, bồi bổ khí huyết, trẻ hóa da và tăng cường sức đề kháng. Có thể dùng bồi bổ cho người mới ốm dậy, phụ nữ trước, trong và sau khi sinh. Trẻ em đang tuối phát triển.
Lưu ý khi dùng cho trẻ nhỏ: đây là một loại thức ăn rất bổ dưỡng vì thế cở thể trẻ có thể sẽ có những phản ứng dể thích nghi, vì thế, nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Nếu trẻ có những dấu hiệu: ói, nổi ban, tiêu chảy thì lập tức cho trẻ uống một ly nước gừng pha đường.
3. Mặt nạ: Những sợi yến vụn, nhỏ các anh chị có thể tận dụng làm hỗ hợp đắp mặt nạ như sau:
3.1 mặt nạ với sữa chua:
- Sữa chua lượng vừa đủ cho vùng cần đắp (mặt cần khoảng 4 - 5 muỗng cafe), 2 thìa cafe mật ong, 3 giọt chanh, yến vụn. Cho vào trộn đều khoảng 10 phút. dùng chổi quết hỗn hợp này lên vùng cần đắp.
=> Công dụng: tẩy tế bào chết làm trẻ hóa da, căng da và bổ sung dưỡng chất tái tạo da.
3.2 mặt nạ với các loại nguyên liệu cần say nhuyễn:
- Một số chị em thích đắp mặt nạ dâu tây, dưa leo, bơ, cà chua...say nhuyễn cũng có thể cho thêm yến vụn vào say. Với bài này thì sự thẩm thấu chất dinh dưỡng vào da nhanh hơn, tuy  nhiên những chị em nào da mặt nhạy cảm thì nên thử vào mặt trong của cánh tay trước khi đắp mặt.

14 tháng 6, 2012

Yến sào dỏm ngày càng tinh vi

Công nghệ “mông má” yến sào ngày càng điêu luyện, người tiêu dùng khó phân biệt đâu là yến thật, đâu là yến đã qua “xử lý”.

Chị Anh Thảo, nhà ở huyện Bình Chánh - TP.HCM, kể: Tôi mua yến sào tại một cửa hàng ở quận 1 - TP.HCM về ăn. Lần đầu, tổ yến chưng xong nở to, có rất nhiều sợi dai. Đến lần thứ ba, tổ yến nở ít hơn, chỉ có lác đác vài sợi yến, số còn lại đã tan ra thành nước. Mới đây, chị Thanh Xuân, nhà ở quận 3 - TPHCM, phát hiện hộp yến sào của người quen tặng chị hồi tháng 10 có vài tai yến bị mốc, có tai bị nổi đường. Mang hộp yến sào này đến cửa hàng của một công ty uy tín nhờ kiểm tra, chị phát hoảng khi biết đó là yến chất lượng kém, có thể người bán đã xử lý qua các chất tẩy trắng, tẩm đường… và sấy không khô để ăn gian trọng lượng.

Tổ yến dỏm bán trên thị trường. Ảnh: Thái Phương
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên thị trường hiện nay, ngoài yến nhà, yến đảo, tại Việt Nam còn có yến sào nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Indonesia. So với yến sào Việt Nam, yến sào nhập khẩu chất lượng kém hơn, giá chỉ khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/100g nhưng nguồn hàng dồi dào nên được nhiều doanh nghiệp, cửa hàng nhập về bán và giới thiệu là yến Việt.
Theo chị Trần Thị Xuân Hòa, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Thiên Yến, yến sào sau khi làm sạch, sấy khô thì rất khó phân biệt đâu là hàng tốt, đâu là hàng kém chất luợng. Yến sào thật có mùi thơm, sợi dai, khi chưng nở to; còn yến sào dỏm thường có mùi hăng, vị nồng của đường và khi chưng không nở, sợi yến tan thành nước.
Một số người kinh doanh yến trôi nổi còn làm giả bằng cách xử lý qua hóa chất, gắn thêm lông chim vào để tổ yến trông “thật” hơn. Bị làm giả nhiều nhất là yến huyết vì loại yến này đặc biệt bổ dưỡng, giá thành cao. Nếu trước đây, yến huyết giả khi ngâm nước sẽ ra màu hoặc thử với lá trà xanh, tổ yến chuyển sang màu đen thì với công nghệ “ủ” yến huyết hiện đại, yến huyết giả không dễ bị phát hiện. Những ai có điều kiện sử dụng yến huyết thật và tinh ý lắm mới có thể phân biệt yến huyết thật, giả nếu để 2 tổ yến kế bên nhau. Yến huyết thật có màu đỏ hoặc cam, bề mặt gồ ghề, có mùi thơm và tanh nhẹ của nước biển; yến huyết giả thì đỏ thẫm, tanh nồng.
“Yến sào tốt mua tận gốc đã lên đến 38 - 40 triệu đồng/kg, nếu tính luôn các khoản hao hụt, công sơ chế… thì giá bán không thể dưới 50 triệu đồng/kg. Yến huyết thật cực hiếm, chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng yến khai thác được nên giá lên đến 20 – 25 triệu đồng/g.
Trong khi đó, yến sào trên thị trường “thượng vàng hạ cám” và một số trường hợp, người bán nhìn mặt khách hàng để “hét” giá. Khách hàng nên tìm hiểu kỹ thông tin, mua hàng tại những địa chỉ uy tín, tin cậy để hạn chế tối đa nguy cơ mất tiền oan uổng vì mua nhầm yến sào dỏm” – giám đốc một công ty yến sào nói. 

Theo Đông Nghi
Người Lao Động

5 tháng 6, 2012

Gọi chim yến về B’Lao

Từ đồi xanh, đồng rộng nơi đây - điều tưởng chừng như không thể đã trở thành có thể - khi người B’Lao đã gọi mời từng đàn, từng đàn chim yến bay về kết tổ, cho ra những đường nước “bọt vàng” trong mái nhà xây bằng xi măng, sắt thép của hộ gia đình.  
Chim yến bay về tổ ấm trong nhà ông Nguyễn Văn Trọng ở cao nguyên B’Lao
Chim yến bay về tổ ấm trong nhà ông Nguyễn Văn Trọng ở cao nguyên B’Lao

Nhà của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Trọng tọa lạc ở một khu vực gần trung tâm thành phố Bảo Lộc, ngày ngày rộn rã tiếng hót chim yến đi về, nhưng vẫn còn rất ít người nghe biết đến. Có lẽ vì “lý do an toàn kỹ thuật” của nghề dẫn dụ chim yến lần đầu của ông Trọng, nên với tôi phải mất gần 2 tháng trời thường xuyên liên lạc mới được nhận lời hẹn gặp. Hôm nay, một chiều mưa dày hạt từ cao nguyên Đà Lạt cao 1.500m, tôi hạ thấp độ cao xuống còn chưa tới 1.000m xuôi về cao nguyên Bảo Lộc, ngước nhìn từng đôi chim yến lượn vòng bay trên mái nhà lô nhô của anh Trọng. Xung quanh là những căn nhà sân vườn cây xanh thoáng đãng cho đàn yến tha hồ vỗ cánh ngụp lặn với khí trời. Tôi đưa tay lên trên từng áng mây trắng, đếm từng chục, từng chục đôi chim yến chấp chới bay vào ra quanh cửa nhà, ông Trọng bảo chim yến chỉ chen nhau về tổ ấm khi mặt trời bắt đầu để lại những vầng nắng cuối cùng trong ngày, và ngược lại bay ra lũ lượt khỏi tổ ấm khi trời vừa rạng sáng. Nếu trời không mưa thì cả thảy đàn yến rong chơi bên trời cao nguyên đều bay trở về tổ ấm trong ngày. Nếu bất chợt gặp cơn mưa lớn khi trời vừa sập tối thì một vài đàn yến lại “ở trọ” đâu đó giữa vườn đồi B’Lao xanh thẳm, đợi đến đêm hôm sau lại đoàn tụ trong mái nhà chung của anh Trọng, đông đúc bầy đàn.

“Bây giờ đàn yến đã bay quần cư về hàng ngày trong căn nhà nuôi của gia đình chúng tôi ước được năm, sáu trăm con. Số chim yến tăng đàn hàng tháng, gồm tăng đàn theo tự nhiên và tăng đàn theo cơ học…” - ông Trọng nói rồi diễn giải thêm rằng, số đàn yến tăng tự nhiên từ sinh đẻ trứng ấp nở, nhân đàn trong nhà ông chiếm từ 80-90%; số phần trăm còn lại tăng cơ học là đàn yến từ miền biển bay lên độ cao đến cả ngàn mét; hoặc đàn yến “lỡ đường” trước đó “nghỉ chân” ở cao nguyên B’Lao này, rồi nghe tiếng gọi sinh tồn từ bầy đàn kéo nhau về làm tổ trong nhà nuôi của ông Trọng. Ấy là căn nhà rộng trên dưới 120 mét vuông, được xây dựng vào giữa năm 2009, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành phần tô 4 mặt tường bên ngoài vì chờ… đàn yến có thực sự chọn làm nhà ở xây tổ ổn định hay chưa.

“Cho đến nay, tôi vẫn còn cái  cảm giác như là mơ ước viển vông khi quyết định đầu tư cả trăm triệu đồng vào nuôi yến…” - ông Trọng nhớ lại. Bởi yến là một loại chim trời hoang dã, chỉ đặt máy phát ra loa tiếng chim yến đã thu thanh từ trước rồi mời gọi về; đâu có chạm tay được vào hình dáng từng con chim yến giống ra sao. Nhưng nói viển vông mà ông Trọng vẫn xây nhà nuôi yến là vì tất cả đặt niềm tin vào kiến thức sách vở và kiến thức thực tiễn nuôi yến từ người con trai của ông làm kỹ sư xây dựng ở các tỉnh, thành phương Nam. Tại đây, người kỹ sư này đã trực tiếp tổ chức, thiết kế xây dựng nhiều căn nhà nuôi yến cho người dân, và tận mắt chứng kiến hiệu quả kinh tế từ tổ yến mang lại, trực tiếp trao đổi, thực hành kinh nghiệm nuôi yến với nhiều hộ gia đình khác nhau… Trở về Bảo Lộc, người kỹ sư đứng ra xây dựng mới toàn bộ căn nhà nuôi yến bằng vật liệu kiên cố, đồng thời dẫn theo một người thợ quen chuyên lắp đặt dây chuyền thiết bị để dẫn dụ yến về nuôi, gồm: hệ thống tăng âm; hệ thống loa với hàng chục chiếc lớn nhỏ, truyền âm thanh tiếng hót chim yến phát đi từ xung quanh căn nhà gia đình; hệ thống điều hòa nhiệt độ; hệ thống phun nước mát quanh cửa bay ra vào của nhà yến khi vào thời tiết khô hanh; lắp đặt hàng chục chiếc ô ván ốp lên trần nhà cho chim yến làm tổ, mỗi ô tổ có diện tích từ 0,5 mét vuông đến 1 mét vuông.

Người vợ ông Trọng góp chuyện: “Đặt phát máy dẫn dụ chim yến vừa truyền thanh lên hệ thống loa là vợ chồng chúng tôi bắt đầu lo âu, chờ đợi. Hết ngày rồi lại hết đêm. Hết tuần đầu rồi lại tháng đầu, chỉ lác đác có một vài cặp chim yến bay về rồi lại bay đi. Mãi đến hơn một năm sau, giấc mơ chim yến mới dần dần hiện ra khi hàng chục đôi chim yến cần mẫn làm tổ trong nhà nuôi yến của mình…”. Ấy là vào giữa năm 2010, trông thấy từng đôi chim yến vừa đủ lông, đủ cánh bay đi, bay về, mới chắc chắn rằng nhà nuôi yến của gia đình mình đã có yến về chọn làm nơi sinh sôi nảy nở. Lại gọi thợ nuôi yến từ phương Nam lên cẩn thận bóc gỡ gần 10 chiếc tổ yến (cân nặng gần 1 lạng) đầu tiên đã ngả vàng, tức tổ yến đã đúng vào thời điểm thu hoạch. Lúc đó cả nhà anh Trọng mới mừng vui như được ơn trời cho bắt “lộc vàng”. Đem gần 1 lạng tổ yến ra chào bán ở một cửa hàng kinh doanh yến sào tại Bảo Lộc rất nhanh với giá gần 4 triệu đồng.

Hoàn chỉnh lại một lần nữa hoạt động các thiết bị điều hòa nhiệt độ, máy phát tiếng chim yến “hót mẫu”, bố trí ổn định hệ thống ô tổ trên trần nhà… Rồi hàng tháng dùng các dung dịch đặc biệt để khử sạch những mùi khó chịu, đồng thời phun đều những dung dịch mùi hấp dẫn mới cho yến thích nghi. Và hàng ngày, hàng đêm, vợ chồng ông Trọng vận hành các thiết bị nuôi yến trong nhà đúng kỹ thuật, đúng thời lượng, đúng thời gian… Kết quả gần 3 năm qua - đều đặn sau 30- 45 ngày mở cửa nhà yến thu hoạch tổ một lần đạt từ 2,5-3 lạng. Nhân với giá bán thời điểm giữa tháng 5/2012 với mỗi lạng 3,5 triệu đồng, vợ chồng ông Trọng có nguồn thu sau một tháng đến một tháng rưỡi từ gần 9 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng. Chưa kể hàng tháng làm vệ sinh nhà yến, thu thêm trên dưới 10 ký phân yến, bán được khoảng 500 ngàn đồng.

“Gọi chim yến về đã khó. Giữ chim yến ở lại môi trường nuôi sinh thái trong nhà càng khó hơn. Vợ chồng tôi cũng đã làm quen với “kỹ thuật vượt khó” này, cố gắng trong vài năm tới, sẽ nhân đàn yến từ tự nhiên và từ cơ học lên đến hàng ngàn con, đạt thu nhập từ tổ yến gấp năm, sáu lần hiện giờ…” - ông Trọng đặt nhiều hy vọng với nghề nuôi yến đã gần 3 năm tuổi của mình. Hơn nữa, tổ yến sào là mặt hàng luôn rất quý hiếm, nên đầu ra luôn luôn rộng mở, tiềm năng đến vô cùng, nên nuôi được yến càng nhiều, hiệu quả kinh tế theo tỷ lệ thuận đạt cao hơn...
  
Tôi như nhân thêm niềm vui về kết quả mời gọi chim yến về xây tổ trong nhà, thu về cả chục triệu đồng mỗi tháng cho gia đình ông Nguyễn Văn Trọng ở cao nguyên B’Lao có độ cao hơn mặt biển từ 800 m đến 1.000 m. Trở về với độ cao hơn cao nguyên B’Lao trên dưới 500m, bỗng dưng tôi mơ về giấc mơ một ngày nào đó có thể gọi mời từng đàn chim yến từ những khoảng trời xanh nơi đâu bay về hót vang rộn ràng, ngày đêm xây nên những chiếc “tổ vàng” trên những mái nhà của cư dân cao nguyên Đà Lạt.
Phóng sự VĂN VIỆT - Báo Lamdongonline

Yến sào – nhất phẩm trong bát trân

SGTT.VN (6/9/2011) - Việt Nam là một trong tám quốc gia trên thế giới có yến sào. Đó là tổ của loài chim yến biển, một thực phẩm cao cấp và quý hiếm được chia ra nhiều loại: huyết yến, quan yến, thiên tự yến…
Chim yến còn có tên là hải yến, Việt yến (chim yến đất Việt), Nam yến (chim yến miền Nam). Sách Đại Nam nhất thống chí dẫn Bản thảo cương mục gọi là huyền điểu (vì màu sắc của lông chim đen tuyền). Ngoài ra có những tên ít được dùng: yến oa, kim ty yến…và gợi hình nhất là “du hà ưu điểu” (chim bay trên sóng nước).

Yến sào đệ nhất mỹ vị

Yến sào luôn nằm trong danh mục bát trân thời xa xưa và vẫn giữ vững ngôi vị cho đến hiện nay.
Bản thân yến sào không phải là món ăn ngon với vị tanh tanh đặc trưng. Nhưng qua bao thế hệ các ngự trù của bậc đế vương và các đầu bếp tài hoa hiện nay, yến sào được chế biến cực kỳ công phu để trở thành món ăn ngon, quý giá như yến thả, yến tiềm bát bửu, chè yến...

Cách chế biến yến sào được các đầu bếp bình chọn là món tốn nhiều công nhất trong các món ăn. Vì để nhặt hết lông trong tổ yến người ta phải tốn khoảng hai giờ để ngâm cho tổ yến tơi ra và thêm độ một giờ nữa để nhặt sạch lông và sau đó mới nói đến chuyện nấu. Họ thường ví von người làm yến không ăn yến vì “ngán”, tốn nhiều công quá mà không… dám ăn.

Thưởng thức yến cũng là một cái thú ẩm thực tao nhã tinh tế. Thử xem lại cách ăn yến của giới “thượng lưu” xưa. Sau khi bếp đã chuẩn bị xong nguyên liệu yến, các vị thích món yến gì thì chế biến theo món ấy. 

Thứ nhất là món yến thả khai vị trước khi ăn cỗ. Phải chọn gà giò hay gà mái tơ, cắt tiết, làm lông, mổ bụng, lấy sạch lòng rồi cho vào nồi nước đun liu riu cho đến khi gà chín thịt mềm, nước trong và ngọt thanh. Khi thịt gà chín tới, xé từng miếng nhỏ. Đem sợi yến đã làm sạch, chừng nửa tổ, hấp cách thuỷ cho vừa chín tới, rồi thả vào bát nhỏ, đặt gà xé phay lên trên, chan nước dùng thật trong, thật nóng.
Sự tinh tế trong việc kết hợp giữa màu sắc và hương vị. Toàn một màu trắng ngà của sợi yến, thịt gà và nước dùng, điểm xuyết thêm vài sợi nấm hương như những hoa văn làm duyên cho món. Trong ba nguyên liệu chính đều có sự đồng nhất về vị ngọt, nhưng mỗi vị có khác, thịt gà cho vị ngọt mềm, nấm hương ngọt mà thơm, yến sào ngọt thanh, tạo cho người ăn cảm giác thanh thoát, nhẹ lòng.

Chè yến đa điệu
Món chè yến thì phải đun nước đường kính, đổ lòng trắng trứng và vỏ trứng bóp vụn vào cho quyện lấy tạp chất trong nước đường, rồi dùng muỗng vớt ra. Như thế nước đường mới thật trong. Múc nước đường đun sôi ra bát nhỏ, thả yến đã hấp chín vào là được bát chè yến.
Hiện nay ở thành phố, các nhà hàng lớn như Ái Huê, Ming Dynasty, khách sạn Sheraton, New World... đều có món chế biến từ tổ yến. Tuy nhiên tổ yến ở hầu hết các nơi được làm món ngọt nhiều hơn món mặn. Ông Tạ Kim Lương, nhà hàng chè yến Yến Trang trên đường Nguyễn Trãi, Q.5, cho biết, tổ yến bản thân không màu, không mùi, thanh mát, nhẹ nhàng. Nên chế biến món yến mặn không khéo các nguyên liệu thịt thà, gia vị mạnh sẽ làm át mất mùi yến thì uổng cái vị của đệ nhất bát trân. Và yến không phải là món ăn no, ăn cả tô cả tượng… có lẽ vì vậy mà yến hợp với món ngọt hơn. Chè yến bây giờ được chế biến đa dạng với nhiều hương vị khác nhau như đu đủ tiềm yến, yến tiềm dừa, yến tiềm bí ngô, lê chưng yến, hạnh nhân sữa tươi chưng yến,…
Từng sợi yến trong vắt, ánh vàng, mềm mại như tơ được bao bọc bởi vị ngọt tự nhiên của trái cây, quả là món chè hảo hạng.

Giá trị dinh dưỡng theo cái nhìn khoa học

Theo số liệu của trung tâm Công nghệ sinh học đại học Thuỷ sản và viện Công nghệ sinh học thuộc trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại axít amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic axít, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine ...
Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nó tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu. Và, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hoá, tăng tuổi thọ,…

Bài và ảnh: Quang Tâm

30 tháng 5, 2012

Người nuôi chim yến theo hình thức công nghiệp. (24/04/2012)

Đó là ông Huỳnh Kim Lập, ở TP. Quảng Ngãi. Tuy chỉ bước đầu, với thời gian nuôi mới khoảng 1 năm, thế nhưng ở nhà nuôi có diện tích khoảng 90m2, ông Lập đã thu về được khoảng 1kg tổ.
Làm ăn thời hiện đại
Trong quá trình nuôi tôm tại trang trại ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, nhìn thấy khu vực này có khá nhiều chim yến bay lượn. Sau khi tìm hiểu điều kiện tự nhiên thấy khá lí tưởng cho phát triển vật nuôi này, nên năm 2010, ông Lập đã quyết định đầu tư xây nhà nuôi chim yến. So với người dân thì tôi chỉ là “người” đi sau. Bởi lẽ việc xây nhà nuôi chim yến để lấy tổ ở Quảng Ngãi đã xuất hiện từ nhiều năm nay, với số lượng hiện ước lên đến cả trăm hộ, ông Lập cho biết. Tuy nhiên cũng như con tôm trước đó, ông Lập không nuôi theo kiểu trông chờ vào sự may, rủi như đại đa số người dân đã làm. Mô hình nuôi yến của ông Lập được áp dụng theo cách của người Malayxia. Nói về lí do chọn và áp dụng mô hình này, theo ông Lập thì qua tìm hiểu và tham quan thực tế nhận thấy, mô hình nuôi chim yến của Malayxia có hiệu quả mang lại khá cao, lại phù hợp với điều kiện của  địa phương. Vì vậy vào khoảng giữa năm 2010, cũng trong khuôn viên trang trại nuôi tôm cũ, ông Lập thuê 2 chuyên gia người Malayxia sang thiết kế nhà nuôi và lắp đặt thiết bị và nuôi ở 2 nơi. Điểm đầu tiên nằm ở phía nam của trang trại, địa điểm nuôi được tận dụng tầng của nhà ở cũ, với diện tích nuôi khoảng 90m2. Còn điểm kia ở phía bắc trang trại, được đầu tư xây mới hoàn toàn, với diện tích khoảng 220m2. Tổng số tiền đầu tư tính đến thời điểm này cho chim yến của ông Lập gần 1 tỉ đồng.
Tín hiệu khả quan
So với cách nuôi thông thường lâu nay của người dân, thì mô hình này có nhiều điểm khác biệt hơn, như 1 trong số 2 nhà nuôi là cấp 4, chứ không hoàn toàn là nhà tầng như người dân đã làm. Loại gỗ sử dụng để làm ô trên trần nhà, nhằm chia nơi cho yến làm tổ được nhập toàn bộ từ Malai, được xử lý theo qui trình nghiêm ngặt. Cho nên dù ở môi trường có độ ẩm cao trong một thời gian dài cũng không bị nấm, mốc, dẫn đến việc yến không bỏ đi nơi khác. Phần âm thanh bên ngoài dụ yến đến thì cứ 6 tháng được thay đổi một lần, để tăng hiệu quả thu hút đối với số chim yến mới đến làm tổ... Đến nay tổng đàn chim yến tại 2 nhà nuôi hiện ước trên 300 con. Riêng ở điểm nhà cũ, chỉ sau 2 - 3 tháng kể từ khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã có chim vào ở. Và đến nay đàn yến ở đây khoảng 200 con. Năm 2011 vừa qua, số tổ yến đã thu được tại nhà nuôi này khoảng 1kg. Còn tại điểm mới thì tuy ít hơn, thế nhưng so với các nhà nuôi của nhiều người dân thì kết quả tốt hơn nhiều. Bởi lẽ với cách nuôi thông thường thì nhiều nhà phải đợi 1 - 2 năm sau mới có yến đến làm tổ, không ít trường hợp yến không đến. Tuy chỉ là thí nghiệm bước đầu, thế nhưng với kết quả đạt được khá khả quan đã giúp ích rất nhiều cho những người đến sau muốn đầu tư đối với con vật nuôi này.
CÔNG HOÀNG

10 tháng 5, 2012

8 lý do để đầu tư nhà nuôi yến

Thu lợi hàng năm cho 35 năm
(LINK GỐC: http://www.swiftletecopark.com.my/scheme_why_esris_8reasons.htm)
 
1)
Có thu nhập thường xuyên trong thời gian hưu trí là một giải pháp an ninh gia tăng thu nhập cho bạn và đối tác của bạn. Nó sẽ là kênh đầu tư khôn ngoan để thu lợi nhuận thường xuyên và ổn định trong dài hạn.
2)
Đặt sang một bên một số tiền tiết kiệm và đầu tư , bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ cần tiền.
3)
Dành một khoản cho việc đầu tư cho giáo dục con cái của bạn (cho con em đi học ở những mội trường tốt nhất)
 

4)
Bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm cho con của bạn.
5)
Hãy để những người thân yêu thưởng thức sự đa dạng và các lợi ích về dinh dưỡng của các sản phẩm sạch có sẵn trong ngôi nhà chim yến của bạn. Đây còn là món quà đầy ý nghĩa cho gia đình, người thân và bạn bè.
6)
Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn ngay hôm nay. Sử dụng yến để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của những người thân yêu. Đây là món ăn Cung đình mà giờ đây bạn đã có thể thưởng thức tại Gia đình. Bạn sẽ yên tâm hơn về chất lượng cũng như nguồn gốc và Bạn không phải lo lắng rằng tổ yến có bị tẩy trắng bằng hóa chất hay không?
7)
Sự đầu tư về dự án nuôi chim yến tạo cho bạn một sự yên tâm tuyệt đối về tài chính. Nó làm gia tăng tài chính cho bạn hàng năm vì "đầu tư một lần mà thu 1 thế hệ".
8)
Một sự đầu tư khôn ngoan sẽ giúp nâng cao tiêu chuẩn sống. Bạn và gia đình của bạn sẽ có thể tận hưởng một lối sống tốt hơn và bạn sẽ đầu tư quay vòng tốt hơn.

Tổ yến nhà - Yến đảo

Yến nhà:
Nhiều người vẫn nghĩ rằng Yến Nhà là Yến có thể nuôi được nhưng trong thực tế chúng ta chỉ có thể dựa vào kỹ thuật xây dựng và thiết kế để dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ chứ không thể cho chúng ăn như kiểu nuôi gà công nghiệp. Chim yến là một loài chim đặc biệt, chúng bay liên tục và không bao giờ tiếp xúc với mặt đất, thức ăn của chúng là những loài côn trùng nhỏ biết bay ngoài thiên nhiên và chỉ có thiên nhiên là nơi duy nhất cung cấp nguồn thức ăn cho chim yến.

Yến nhà, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi do người nuôi tạo ra, loại trừ được các yếu tố sâu bọ và dịch hại, ảnh hưởng của thời tiết nên chim yến nhận thấy không cần phải làm tổ chắc chắn như ở đảo, chính vì thế tổ yến thường có hình dạng giống hình bầu dục, thân mỏng dài và chân ngắn hơn so với tổ Yến Đảo.

Nhìn chung về chất lượng, thành phần dinh dưỡng giữa tổ Yến Đảo vả Yến Nhà đã được chứng minh là như nhau nhưng do phụ thuộc vào cách khai thác và số lượng tổ yến có hạn nên tổ Yến Đảo thường có giá thành cao hơn trên thị trường. Tùy theo màu sắc tổ yến, thời tiết và số lượng côn trùng (thức ăn của chim), tổ yến có thể được thu hoạch từ 1-4 lần một năm.
 
Yến đảo:
Yến đảo là loại yến thường sống trong các hang động, vách đá của các đảo ngoài biển. Ở Việt Nam, có 5 nơi có yến sào là quần đảo ở biển Khánh Hòa, Cù lao Chàm (QuảngNam), Cát Bà và mõm núi Phương Mai nhô ra biển (Quy Nhơn). Trong đó, Khánh Hòa.
Yến đảo, với những điều kiện tự nhiên trên đảo, thường có hình dạng giống như 1 cái chén, thân dầy và chân cứng. Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và đứng vững trước thời tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao.


Thu hoạch tổ yến là một nghề khá gian nan, nguy hiểm. Mỗi người thợ là một diễn viên xiếc cừ khôi, mạo hiểm, gan dạ treo mình trên giá cao để bóc tổ. Nghề khai thác yến sào đã có từ 700 năm về trước. Trên hòn đảo giữa biển khơi này, dân biển vẫn xây cất được đền thờ trang nghiêm bày tỏ lòng tri ân tổ tiên đã có công khai thác nguồn lợi để hôm nay lớp cháu con được thừa hưởng.

Do tính chất nguy hiểm và hạn chế số lượng đảo có thể khai thác nên loại tổ yến này thường có giá cao nhất so với các loại tổ yến khác trên thị trường. Chính vỉ thế, nếu khách không sành, rất dễ bị lừa mua phải yến nhà với giá yến đảo. ( mặc dù yến nhà cũng chất lượng ngang với yến đảo, nhưng giá rẻ hơn một nửa)

24 tháng 4, 2012

CÁC NGUY CƠ TIỀM ẨN TỪ VIỆC NUÔI YẾN VÀ SỬ DỤNG TỔ YẾN

Nguy cơ từ việc yến mang mầm mống virut gây bệnh:

Cục Thú y Malai, Indo và Thái lan đã tiến hành kiểm tra giám sát thường xuyên và cho đến nay, không có kết quả dương tính với bệnh dịch tả gà, cúm gia cầm hoặc cúm gia cầm. Nguy cơ dịch cúm gia cầm truyền là không có sẵn. Rõ ràng, yến tổ trắng không di cư và không chia sẻ không gian với các loài chim bay hoặc làm tổ khác. Vì vậy, nguy cơ của việc nhiễm virus là rất ít. Do đôi chân ngắn, chim yến tổ trắng không bao giờ đậu hoặc treo mình trên dây cáp điện thoại/ dây diện như các loài chim khác, ngoại trừ nơi làm tổ của chúng. Nó bay liên tục trong không khí, ngoại trừ trong thời gian nghỉ ngơi hoặc thời gian ấp trứng. 

Hơn nữa, nó không chia sẻ các nguồn thức ăn và nguồn nước cùng với các loài chim và động vật khác. Yến uống những giọt nước trong không khí và ăn côn trùng khi đang bay. 

=> Tóm lại, các quan chức y tế và các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới chưa tìm được một dòng chim yến nào chứng minh mang mầm bệnh virut cúm gia cầm. Trong thực tế, nguy cơ tiền ẩn vi rút cúm gia cầm trong trang trại nuôi gia cầm cao hơn rất nhiều so với các trang trại nuôi yến.

Một nguy cơ tiềm ẩn khác là quá trình tẩy trắng được thêm vào trong quá trình chế biến tổ yến, Đặc biệt là đối với tổ yến trong hang động (yến đảo).

Một số thương nhân sử dụng H2O2 (oxy già) để loại bỏ mùi và tẩy trắng tổ yến (cũng như tạp chất), nhưng H2O2 là một chất hóa học độc tính cao có thể gây ra ung thư, và nó bị cấm làm chất phụ gia thực phẩm.

Có một số thương nhân khác lại sử dụng SO2 (đioxit sunfua/ Lưu huỳnh đioxit) và SO3( lưu huỳnh Trioxit) - hai chất này tan vô hạn trong nước tạo thành axit1 sunfuric để loại bỏ các màu sắc cho mục đích tẩy trắng cũng như tẩy mầu lông yến (giảm thời gian và nhân công cho việc nhặt lông yến - thường phải làm thủ công). Tương tự như H2O2, SO2 và SO3 là chất hóa học độc tính cao có thể gây ra ung thư, và cả hai đều bị cấm làm chất phụ gia thực phẩm.

Màu đỏ trong tổ yến (yến huyết) được tạo ra bởi sự hấp thu khoáng sản (hấp thụ các chất sắt từ các bức tường hang động hoặc nguồn thức ăn có nhiều oxit sắt ). Do vậy, tổ yến huyết có thêm nhiều thành phần dinh dưỡng hơn tổ yến trắng vì vậy giá thành tổ yến huyết thường cao hơn rất nhiều sao với tổ yến bình thường khác. Điều đó đã làm cho một số thương nhân vô đạo đức, họ dùng mầu phẩm để nhuộm các tổ yến nhằm tăng giá thành.

Một vài chia sẻ cho khách hàng.
PHT

18 tháng 4, 2012

BÙNG NỔ NHÀ NUÔI YẾN TẠI MALAI

Nhu cầu sử dụng sản phẩm từ tổ yến ở Trung Quốc và người gốc Hoa tăng lên đã góp phần tạo ra những doanh nghiệp nuôi yến công nghiệp tại Malaysia và mang về cho họ hàng triệu Ringgit mỗi năm. Jessica Lim và Wilson Hery phát hiện ra sự bùng nổ của ngành công nghiệp nuôi yến chính là cơ hội tồn tại tốt nhất của loài yến tổ trắng.

Vào thăm một ngôi nhà yến…

Khi cánh cửa kim loại mở ra, chúng tôi bước vào một không gian tối đen như mực. Các cánh cửa mở ra với thế giới bên ngoài đã được dùng gạch bịt kín lại, lối giao lưu với thế giới bên ngoài là một ôp cửa sổ ở trên tầng cao nhất (thường gọi là cửa thu chim hay cửa chuồng cu). Tất cả các tầng đều trống không, không nội thất, không thiết bị tiện nghi. Dưới sàn đầy phân chim, khi mùi phân chim xộc lên mũi bạn, bạn sẽ có ý nghĩ chẳng bao giờ mình có thể sống ở một nơi như thế, nhưng với hàng trăm con chim nhỏ mà tổ của chúng đang được “dán” vào các dầm gỗ trên trần nhà thì đây chính là nhà của chúng. Ông Mah Swee Lye – thư kí trợ lý hiệp hội Những người kinh doanh yến ở Malai (Malaysia Bird Nest Merchants) cẩn thận nâng niu những trái trứng nhỏ xíu: “Chúng tôi muốn những con chim bé nhở trở lại ngôi nhà này để xây những chiếc tổ của chúng trong thời gian tới. Vì vậy chúng tôi chắc chắn rằng phải giữu cho ngôi nhà này giống như là khách sạn năm sao dành cho chúng”, ông cười tươi trước khi nhẹ nhàng thả trứng về tổ của chúng.

Giá trị của Yến sào

Yến sào có giá trị cao trong ngành y tế và trị liệu, được chứng minh qua nhiều thế kỉ . Từng là sản phẩm chỉ được dành riêng phục vụ cho Hoàng tộc. Nhưng bây giờ thì bất cứ ai cũng có một chén yến sào được chế biến theo kiểu cung đình nếu họ chịu bỏ tiền.

Tổ của loài yến trắng được đánh giá cáo nhất trong tổ của các loài yến bởi ngoài vài sợi lông vũ đen sương mai còn lai hoàn toàn là nước bọt của yến, cho giá trị kinh tế  cao. Ngược lại tổ yến màu đen thì chỉ có rêu, lông và cỏ. Thành phần dãi yến chỉ có khoảng 10%.

Tại Indonexia cung cấp 200 tấn tổ yến mỗi năm, chiếm hơn một nữa nguồn cung ứng của toàn thế giới. Malaysia là nước đứng thứ ba sau Thái Lan cung ứng khoảng 10% nhu cầu thế giới.


Khi chúng tôi vào thăm nhà yến, Mah chỉ cho chúng tôi thấy một máy nghe nhạc CD. Dây điện chạy từ nó đến các loa  nhỏ đặt ở các góc khác nhau ở trong nhà. Vài giờ  trong một ngày, những “bài hát” có âm thanh của chim yến sẽ được phát ra để thu hút những chú chim non ở trong nhà.

Một khi chim yến đã xây tổ của nó, nó sẽ trở lại nơi mà chúng đã xây tổ trước đó vào mùa sinh sản sau. Nếu chũng thấy tổ đã bị cắt đi thì đơn giản chúng sẽ làm lại cái tổ khác.

Mah nói: có một vài chuyên gia tư vấn, họ thu tiếng chim rồi “mix” các kiểu tiếng lại với nhau rồi sản xuất thành CD tiếng yến, mới mỗi đoạn như vậy họ tính vài trăm ringgit. Thành viên của hiệp hội thu âm kiếm được thu nhập rất khá từ việc này. ”Đôi khi, chúng tôi thay đổi bài hát để làm mới, chúng tôi thử âm thanh của chim non, khi chúng giao phối hoặc khi chúng bay lượn. Chúng tôi sẽ cho chúng (chim yến) xem các công trình dành cho chúng đẹp như thế nào và hy vọng chúng sẽ làm tổ sau đó”.

Mah giải thích:nhiệt độ 28 độ C và độ ẩm 80-90% là nhiệt độ thích hợp được mô phỏng theo các hang động đã được nghiên cứu trong thực tế. Các điều kiện được duy trì với vài thiết bị đơn giản bao gồm một vài ống dẫn nước bao quanh tòa nhà. Một số xô nước được đặt dưới các lỗ thông hơi để giữu ẩm không khí…

Trong các nỗ lực đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, chủ nhà yến còn cần phải chú ý tới khoản an ninh đặc biệt “ Ngôi nhà là của tôi, các con chim là của tôi , nhưng đôi khi tổ của chúng lại không phải là của tô “, Mah nói. Kẻ trộm ăn cắp các tổ bất kể là chúng có chứa chim non hoặc trứng đang ấp. Chính vì thế, hệ thống an ninh bao gồm cài đặt ổ khóa hạng nặng, hệ thống camera quan sát ngày và đêm, hệ thống báo động cảm biến chuyển động… để bảo đạp an toàn tuyệt đối cho lũ chim của bạn và cũng là bảo vệ “kho báu” của chính bạn.

Từ hang động đến bát súp

Theo truyền thống, tổ yến được thu hoạch từ các hang động trong tự nhiên. Đó là một công việc nguy hiểm liên quan đến việc làm việc trên những giàn giáo rộng và ọp ẹp, cao trên 60m, gắn với các bức tường hang động. Đôi khi, trước mỗi vụ thu hoạch thường là các nghi lễ phức tạp với các động vật dùng làm vật tế lễ để cúng các cô hồn mong cho một vụ thu hoạch an toàn.

Việc nuôi yến trong nhà bắt đầu được thực hiện khi các tổ yến trắng vô tình được phát hiện trong các của hàng mặt phố ở thị trấn  ven biển  bị bỏ hoang trong khoảng 20 năm trước đây.

Từ 100 căn nhà yến năm 1995, các doanh nhân địa phương tận dụng nhu cầu mạnh mẽ về các món ăn từ tổ yến của người dân Hồng Kong và Trung Quốc, đến nay đã có hơn 10.000 căn nhà yến trên khắp đất nước. Mah kiểm tra các tổ thường xuyên, và tiến hành thu hoạch tổ khi chim non có thể tự bay và tự lo cho bản thân.Thường thì điều này sẽ diễn ra khi chim non được khoảng 2 tháng tuổi. Các tổ được bán cho trung gian và hầu hết trong số chúng được chuyển đến Indonexia để chế biến, các tạp chất  được cẩn thận gỡ bỏ bởi các công nhânso7 chế yên có tay nghề (họ phải qua các khóa học đào tạo sơ chế yến).

Ở Indonexia, các cô gái từ 14-18 tuổi  được tuyển dụng làm việc với một điều kiện duy nhất là họ phải có thị lực tốt – Mah nói khi đi thăm một nhà máy ở Indonexia trong thời gian gần đây.

Nuôi yến là một nghề nông nghiệp ở Malaysia được hỗ trợ bởi Hiệp hội các loài động vật hoang dã và Cục công viên quốc gia (Perhilitan). Cục trưởng Siti Hawa Yatim cho biết “Tôi chắc chắn rằng các con chim cảm thấy không hạnh phúc khi tổ của chúng bị lấy đi nhưng qua quan sát tôi nhận thấy chúng phản ứng tích cực với điều đó”. Thu hoạch để tăng năng suất làm tổ chính vì thế trước khi lấy tổ họ cần phải chắc chắn rằng các chim non hoàn toàn trưởng thành trước khi thu hoạch ”.

Và chúng tôi thấy rằng: miễn là chim non sống tốt thì chim mẹ cảm thấy thoải mái khi tổ của chúng bị lấy đi. Ngược lại, trong các hang động khi việc thu hoạch tổ bắt đầu, những người thu hoạch tổ sẽ lấy bất kì tổ nào mà họ nhìn thấy với suy nghĩ “Tôi có thể không lấy nhưng có chắc chắn người khác không lấy tổ trước khi chim non trưởng thành không?”

Trong các công trình nghiên cứu được thực hiện tại các cộng đồng yến hang động ở Pulau Tingi và Pulau Redang, họ thấy rằng tổ thường được lấy ra khỏi các bức tường hang động ngay cả khi chúng chưa hình thành đầy đủ. “Theo sự quan sát của các chuyên gia thì chim mẹ cũng thấy đau khổ khi thấy trứng chim bị hỏng hoặc chim non bị chết trên tầng hang động” Siti Hawa cho biết.

Sau một chuyến đi đến Indonexia vào năm 1996 được tổ chức bởi Công ước về buôn bán quốc tế các đông vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Cục Công viên quốc gia tin rằng việc thương mại hóa nông nghiệp nuôi yến là cách để mang lại sự tăng trưởng về số lượng yến trong tự nhiên.

Một dự án nghiên cứu về các sản phẩm về tiếng kêu của chim yến trên mạng cho thấy:
Có hơn 1000 đĩa CD  tiếng kêu chim yến trên mạng thì chỉ một số ít trong số đó thực sự có hiệu quả. “Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu mọi nguyên nhân để chúng tôi có thể khuyến khích nhiều người bắt tay vào kinh doanh loại hình này”.
Cục Công viên quốc gia cũng đang nghiên cứu  việc ấp trứng nhân tạo như một cách để gia tăng dân số của chim.

Siti Hawa giải thích”chim yến có thể đẻ nhiều trứng trong thời gian sinh sản, nếu một quả trứng được lấy ra, chim bố mẹ sẽ nhanh chóng đẻ vào đấy một quả khác”.
Nuôi ấp nhân tạo đã được sử dụng như một chiến lược bảo tồn nhưng trên một quy mô nhỏ…Nhiều khi Siti Hawa muốn loài chim yến phát triển mạnh một cách tự nhiên không có sự can thiệp của con người nhưng cô biết đó không phải là hy vọng thực tế khi mà tổ của chúng có giá trị kinh tế quá lớn :  “Nếu tổ của chúng không có giá trị như vậy , chúng sẽ khá an toàn. Các loài yến khác không cho tổ có giá trị nên chẳng ai làm phiền đến chúng. Đó không phải là lỗi của chúng mà là của người muốn tổ, nếu chúng ta không bảo vệ chúng theo cách này, chúng sẽ chết”.

Yến sào - Một vị thuốc quý trong Đông y

Yến sào - tổ của loài chim yến được làm từ dãi của chim yến. Mỗi tổ nặng 7-8 gam. Yến thường làm tổ trên các vách đá hiểm hóc tại biển khơi, khi thì ở những mũi đá lởm chởm dựng đứng, khi thỉ ở những mỏm núi cheo leo, phía dưới là vịnh nước sâu đầy đá ngầm, muốn tìm và đến được những nơi yến ở để lấy tổ phải rất kiên nhẫn và dũng cảm. Theo tài liệu cổ yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị, tăng cường sức khỏe, tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những tiệc lớn của vua chúa.
  Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được.
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine, ... Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến sào. Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.
Có thể nói rằng, khi ăn món yến sào, thưởng thức được hương vị đặc trưng và bổ dưỡng của yến, người ta sẽ cảm thấy tự hào vì đã nếm được một trong những tinh hoa của trời đất, tạo vật. Tuy nhiên cần chọn mua ở những nơi tin tưởng để tránh mua  phải tổ yến giả, chất lượng kém.
Tổ yến có nhiều loại
Tổ Yến thật và giả
Các nhà khai thác Yến sào ở Bình Định cho biết, trên thế giới có 3 loại chim Yến mà tổ có thể ăn được. Tổ Yến màu trắng được kết bằng nước bọt của chim Yến hàng. Tổ Yến màu đen gồm có 10% lông cơ thể và 90% còn lại là nước bọt của chim bố mẹ. Loại thứ 3 là tổ Yến rêu, rác lẫn nước bọt chim Yến cùng trộn lẫn và gắn kết với nhau. Ngoài ra, hiện ở Trung Quốc có một loại chim Yến có tên khoa học là “Yến hông trắng” tổ rất lớn, nhưng chứa đến 90% là tạp chất và chỉ có 10% là Yến sào. Tại các hang Yến ở tỉnh Vân Nam, người ta vẫn thường thu hoạch tổ loại chim Yến này. Cứ một tổ Yến họ thu được 10gr sợi bọt Yến sào. Hiện nay người ta cũng chưa biết được giá trị thực của loại Yến này như thế nào, vì vậy rất dễ bị nhầm lẫn khi chọn mua tổ Yến sào trên thị trường. Đối với Yến sào tổ nhỏ, loại tổ Yến có 100% thành phần nước bọt của chim Yến mẹ được phân loại theo kích thước, màu sắc, phẩm chất khác nhau và tất nhiên giá trị cũng khác nhau. Yến loại 1 gọi là “Yến quan”, nặng từ 8-15gr, giá thị trường khoảng 35-40 triệu đồng/1 kg; Tổ “Yến thiên” nặng từ 6-7 gr, giá cả tại thị trường Hồng Kông từ 30-35 triệu đồng/1 kg; Tổ “Yến bài” nặng từ 3-5 gr, giá từ 25-30 triệu đồng/1 kg; “Yến vụn” là các mảnh vỡ của tổ Yến lẫn tạp chất giá khoảng 10-15 triệu/kg. “Yến địa” là loại tổ Yến dính nhiều tạp chất và lẫn phân chim cũng có giá từ 8-10 triệu đồng/kg... còn có loại tổ Yến đã qua chế biến thành sợi và ép lại thành bánh nhỏ, có giá từ 15-20 triệu đồng/kg. Đặc biệt tổ Yến màu hồng, Yến huyết, chất dinh dưỡng cực lớn, do đó giá trị tại thị trường hiện nay từ 40-50 triệu đồng/kg. Theo tìm hiểu của chúng tôi, giới thương gia mua bán “Yến sào” ở Việt Nam thường sử dụng cách phân loại truyền thống để mua bán thành một thói quen thông lệ. Theo đó, loại Yến sào có chất lượng cao gồm “Yến huyết”, “Yến hồng” và “Yến quan”. Tổ Yến xếp từ loại 2 trở xuống gồm “Yến thiên”, “Yến địa”... sẽ tương ứng giảm dần về mặt giá trị cũng như độ dinh dưỡng. Đối với loại “Yến vụn”, là Yến sào khi khai thác bị nát vỡ hoặc những chân tổ còn dính lại trên vách đá được tận thu lần 2. Tuy vậy, thực chất “Yến vụn” cũng là một loại Yến sào có chất lượng cao. Vì vậy những khách hàng ít tiền nên mua loại tổ Yến vụn để sử dụng vẫn bảo đảm độ dinh dưỡng cao.
Tuy vậy chất lượng ít bảo đảm nhất lại thuộc về loại tổ Yến đã qua sơ chế. Loại này về bản chất là do bị ngấm nước biển hoặc lẫn với phân chim. Để sử dụng được, người ta phải đem ngâm nước, lọc sạch tạp chất, sau đó sấy khô và đưa ra thị trường tiêu thụ. Tổ Yến đã sơ chế thường có màu sắc trắng ngà, đẹp mắt nhưng chất lượng đã bị suy giảm do quá trình xử lý. Hiện nay trên thị trường Bình Định, Khánh Hoà và một số nước vùng Đông Nam á xuất hiện loại tổ Yến đã qua sơ chế có mùi khét của dầu ăn. Loại tổ Yến này không phải là đồ giả, nhưng chất lượng thì cần phải xem xét. Sau khi thu hoạch loại tổ Yến này, người ta ngâm chúng với nước cho rã ra thành sợi, sau đó trộn chung với dung dịch dầu ăn nhằm làm cho lông và tạp chất nổi lên bề mặt để lược bỏ, rồi thu lại sợi Yến nguyên chất. Sau khi rửa lại với nước sạch, người ta ép sợi Yến thành từng bánh nhỏ rồi mang bán trên thị trường.
Làm sao biết được thật giả?
Theo một số cán bộ, công nhân thuộc Xí nghiệp Yến sào Bình Định cho biết, Hiện nay trên thị trường vẫn có khá nhiều loại tổ Yến giả được “thiết kế” trông như thật. Khách hàng không có kinh nghiệm sử dụng mặt hàng thực phẩm cao cấp này rất dễ bị mua phải đồ dởm. Do vậy, để tránh “tiền mất tật mang” các chuyên gia đã có một số kinh nghiệm như sau: Cần quan sát kỹ tổ Yến thật bằng mắt một lần trong đời. Thông thường Yến sào vẫn được phép bán trong các siêu thị lớn, hoặc nhà hàng và cơ sở sản xuất, chế biến Yến sào ở miền Trung (Khánh Hoà - Bình Định). Về màu sắc, loại tổ Yến thật thường có màu vàng da cam, màu đỏ, hoặc đỏ da cam, trắng ngà. Tổ Yến giả thường có màu trắng, được làm bằng chất aga (rau câu) hoặc bằng keo Agenat trộn lẫn với tinh bột mì (sắn). Về mùi vị, tổ Yến thật có mùi vị tanh, mùi ẩm mốc. Tổ Yến làm giả rất khó đạt được thứ mùi vị đặc trưng này, chúng thường có mùi lạ, hăng hắc hoặc mùi khác với Yến thật. Khách hàng khi mua yến cần thử bằng cách ngâm một ít Yến vào nước. Nếu tổ Yến làm giả thì các kết cấu bằng tinh bột, khi gặp nước sẽ nhão ra. Tổ Yến thật khi ngâm hoặc nấu đều không tan nhão, mà rã ra thành từng sợi Yến nguyên vẹn.
Một cách khác nữa là cho tổ Yến vào dung dịch iốt, nếu là Yến giả sẽ chuyển sang màu xanh, do tinh bột tác dụng với iôt biến thành màu xanh. Đối với Yến huyết - Yến sào có màu đỏ, hoặc hồng, khi nhúng một ít vào nước trà (hoặc chè xanh) nếu gặp Yến giả nhuộm ôxit sắt thì chúng sẽ phản ứng hoá học và đen sẫm lại. Hoặc khi ngâm trong nước, tổ Yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước, còn tổ Yến thật dù có đem nấu chín trong nước sôi 100C nó vẫn còn nguyên màu sắc. Nói tóm lại, hiện nay khi cần mua Yến sào, người tiêu dùng nên nhờ những chuyên gia hoặc người thông thạo về tổ Yến giúp đỡ, vì họ chỉ nhìn qua bằng mắt thường hoặc ngửi mùi vị là có thể xác định được Yến thật, Yến giả.\
(Theo báo: Thầy thuốc của bạn )