--------------------- Tư vấn - Thiết kế - Lắp đặt và chuyển giao công nghệ nuôi Chim Yến trong nhà --------------------
VPMN: 35 đường số 10, KP4, P.HBC, Q.Thủ Đức,TP.HCM ----- VPMT: 313 Lê Thanh Nghị,Q.Hải Châu, Đà Nẵng
Tel: 0511.6255.417 - 6255.418 - Fax: 0511.6255.418 *Hotline: 0917.44.65.30 *Email:Phanhungthinhdn@gmail.com

24 tháng 4, 2012

CÁC NGUY CƠ TIỀM ẨN TỪ VIỆC NUÔI YẾN VÀ SỬ DỤNG TỔ YẾN

Nguy cơ từ việc yến mang mầm mống virut gây bệnh:

Cục Thú y Malai, Indo và Thái lan đã tiến hành kiểm tra giám sát thường xuyên và cho đến nay, không có kết quả dương tính với bệnh dịch tả gà, cúm gia cầm hoặc cúm gia cầm. Nguy cơ dịch cúm gia cầm truyền là không có sẵn. Rõ ràng, yến tổ trắng không di cư và không chia sẻ không gian với các loài chim bay hoặc làm tổ khác. Vì vậy, nguy cơ của việc nhiễm virus là rất ít. Do đôi chân ngắn, chim yến tổ trắng không bao giờ đậu hoặc treo mình trên dây cáp điện thoại/ dây diện như các loài chim khác, ngoại trừ nơi làm tổ của chúng. Nó bay liên tục trong không khí, ngoại trừ trong thời gian nghỉ ngơi hoặc thời gian ấp trứng. 

Hơn nữa, nó không chia sẻ các nguồn thức ăn và nguồn nước cùng với các loài chim và động vật khác. Yến uống những giọt nước trong không khí và ăn côn trùng khi đang bay. 

=> Tóm lại, các quan chức y tế và các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới chưa tìm được một dòng chim yến nào chứng minh mang mầm bệnh virut cúm gia cầm. Trong thực tế, nguy cơ tiền ẩn vi rút cúm gia cầm trong trang trại nuôi gia cầm cao hơn rất nhiều so với các trang trại nuôi yến.

Một nguy cơ tiềm ẩn khác là quá trình tẩy trắng được thêm vào trong quá trình chế biến tổ yến, Đặc biệt là đối với tổ yến trong hang động (yến đảo).

Một số thương nhân sử dụng H2O2 (oxy già) để loại bỏ mùi và tẩy trắng tổ yến (cũng như tạp chất), nhưng H2O2 là một chất hóa học độc tính cao có thể gây ra ung thư, và nó bị cấm làm chất phụ gia thực phẩm.

Có một số thương nhân khác lại sử dụng SO2 (đioxit sunfua/ Lưu huỳnh đioxit) và SO3( lưu huỳnh Trioxit) - hai chất này tan vô hạn trong nước tạo thành axit1 sunfuric để loại bỏ các màu sắc cho mục đích tẩy trắng cũng như tẩy mầu lông yến (giảm thời gian và nhân công cho việc nhặt lông yến - thường phải làm thủ công). Tương tự như H2O2, SO2 và SO3 là chất hóa học độc tính cao có thể gây ra ung thư, và cả hai đều bị cấm làm chất phụ gia thực phẩm.

Màu đỏ trong tổ yến (yến huyết) được tạo ra bởi sự hấp thu khoáng sản (hấp thụ các chất sắt từ các bức tường hang động hoặc nguồn thức ăn có nhiều oxit sắt ). Do vậy, tổ yến huyết có thêm nhiều thành phần dinh dưỡng hơn tổ yến trắng vì vậy giá thành tổ yến huyết thường cao hơn rất nhiều sao với tổ yến bình thường khác. Điều đó đã làm cho một số thương nhân vô đạo đức, họ dùng mầu phẩm để nhuộm các tổ yến nhằm tăng giá thành.

Một vài chia sẻ cho khách hàng.
PHT

18 tháng 4, 2012

BÙNG NỔ NHÀ NUÔI YẾN TẠI MALAI

Nhu cầu sử dụng sản phẩm từ tổ yến ở Trung Quốc và người gốc Hoa tăng lên đã góp phần tạo ra những doanh nghiệp nuôi yến công nghiệp tại Malaysia và mang về cho họ hàng triệu Ringgit mỗi năm. Jessica Lim và Wilson Hery phát hiện ra sự bùng nổ của ngành công nghiệp nuôi yến chính là cơ hội tồn tại tốt nhất của loài yến tổ trắng.

Vào thăm một ngôi nhà yến…

Khi cánh cửa kim loại mở ra, chúng tôi bước vào một không gian tối đen như mực. Các cánh cửa mở ra với thế giới bên ngoài đã được dùng gạch bịt kín lại, lối giao lưu với thế giới bên ngoài là một ôp cửa sổ ở trên tầng cao nhất (thường gọi là cửa thu chim hay cửa chuồng cu). Tất cả các tầng đều trống không, không nội thất, không thiết bị tiện nghi. Dưới sàn đầy phân chim, khi mùi phân chim xộc lên mũi bạn, bạn sẽ có ý nghĩ chẳng bao giờ mình có thể sống ở một nơi như thế, nhưng với hàng trăm con chim nhỏ mà tổ của chúng đang được “dán” vào các dầm gỗ trên trần nhà thì đây chính là nhà của chúng. Ông Mah Swee Lye – thư kí trợ lý hiệp hội Những người kinh doanh yến ở Malai (Malaysia Bird Nest Merchants) cẩn thận nâng niu những trái trứng nhỏ xíu: “Chúng tôi muốn những con chim bé nhở trở lại ngôi nhà này để xây những chiếc tổ của chúng trong thời gian tới. Vì vậy chúng tôi chắc chắn rằng phải giữu cho ngôi nhà này giống như là khách sạn năm sao dành cho chúng”, ông cười tươi trước khi nhẹ nhàng thả trứng về tổ của chúng.

Giá trị của Yến sào

Yến sào có giá trị cao trong ngành y tế và trị liệu, được chứng minh qua nhiều thế kỉ . Từng là sản phẩm chỉ được dành riêng phục vụ cho Hoàng tộc. Nhưng bây giờ thì bất cứ ai cũng có một chén yến sào được chế biến theo kiểu cung đình nếu họ chịu bỏ tiền.

Tổ của loài yến trắng được đánh giá cáo nhất trong tổ của các loài yến bởi ngoài vài sợi lông vũ đen sương mai còn lai hoàn toàn là nước bọt của yến, cho giá trị kinh tế  cao. Ngược lại tổ yến màu đen thì chỉ có rêu, lông và cỏ. Thành phần dãi yến chỉ có khoảng 10%.

Tại Indonexia cung cấp 200 tấn tổ yến mỗi năm, chiếm hơn một nữa nguồn cung ứng của toàn thế giới. Malaysia là nước đứng thứ ba sau Thái Lan cung ứng khoảng 10% nhu cầu thế giới.


Khi chúng tôi vào thăm nhà yến, Mah chỉ cho chúng tôi thấy một máy nghe nhạc CD. Dây điện chạy từ nó đến các loa  nhỏ đặt ở các góc khác nhau ở trong nhà. Vài giờ  trong một ngày, những “bài hát” có âm thanh của chim yến sẽ được phát ra để thu hút những chú chim non ở trong nhà.

Một khi chim yến đã xây tổ của nó, nó sẽ trở lại nơi mà chúng đã xây tổ trước đó vào mùa sinh sản sau. Nếu chũng thấy tổ đã bị cắt đi thì đơn giản chúng sẽ làm lại cái tổ khác.

Mah nói: có một vài chuyên gia tư vấn, họ thu tiếng chim rồi “mix” các kiểu tiếng lại với nhau rồi sản xuất thành CD tiếng yến, mới mỗi đoạn như vậy họ tính vài trăm ringgit. Thành viên của hiệp hội thu âm kiếm được thu nhập rất khá từ việc này. ”Đôi khi, chúng tôi thay đổi bài hát để làm mới, chúng tôi thử âm thanh của chim non, khi chúng giao phối hoặc khi chúng bay lượn. Chúng tôi sẽ cho chúng (chim yến) xem các công trình dành cho chúng đẹp như thế nào và hy vọng chúng sẽ làm tổ sau đó”.

Mah giải thích:nhiệt độ 28 độ C và độ ẩm 80-90% là nhiệt độ thích hợp được mô phỏng theo các hang động đã được nghiên cứu trong thực tế. Các điều kiện được duy trì với vài thiết bị đơn giản bao gồm một vài ống dẫn nước bao quanh tòa nhà. Một số xô nước được đặt dưới các lỗ thông hơi để giữu ẩm không khí…

Trong các nỗ lực đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, chủ nhà yến còn cần phải chú ý tới khoản an ninh đặc biệt “ Ngôi nhà là của tôi, các con chim là của tôi , nhưng đôi khi tổ của chúng lại không phải là của tô “, Mah nói. Kẻ trộm ăn cắp các tổ bất kể là chúng có chứa chim non hoặc trứng đang ấp. Chính vì thế, hệ thống an ninh bao gồm cài đặt ổ khóa hạng nặng, hệ thống camera quan sát ngày và đêm, hệ thống báo động cảm biến chuyển động… để bảo đạp an toàn tuyệt đối cho lũ chim của bạn và cũng là bảo vệ “kho báu” của chính bạn.

Từ hang động đến bát súp

Theo truyền thống, tổ yến được thu hoạch từ các hang động trong tự nhiên. Đó là một công việc nguy hiểm liên quan đến việc làm việc trên những giàn giáo rộng và ọp ẹp, cao trên 60m, gắn với các bức tường hang động. Đôi khi, trước mỗi vụ thu hoạch thường là các nghi lễ phức tạp với các động vật dùng làm vật tế lễ để cúng các cô hồn mong cho một vụ thu hoạch an toàn.

Việc nuôi yến trong nhà bắt đầu được thực hiện khi các tổ yến trắng vô tình được phát hiện trong các của hàng mặt phố ở thị trấn  ven biển  bị bỏ hoang trong khoảng 20 năm trước đây.

Từ 100 căn nhà yến năm 1995, các doanh nhân địa phương tận dụng nhu cầu mạnh mẽ về các món ăn từ tổ yến của người dân Hồng Kong và Trung Quốc, đến nay đã có hơn 10.000 căn nhà yến trên khắp đất nước. Mah kiểm tra các tổ thường xuyên, và tiến hành thu hoạch tổ khi chim non có thể tự bay và tự lo cho bản thân.Thường thì điều này sẽ diễn ra khi chim non được khoảng 2 tháng tuổi. Các tổ được bán cho trung gian và hầu hết trong số chúng được chuyển đến Indonexia để chế biến, các tạp chất  được cẩn thận gỡ bỏ bởi các công nhânso7 chế yên có tay nghề (họ phải qua các khóa học đào tạo sơ chế yến).

Ở Indonexia, các cô gái từ 14-18 tuổi  được tuyển dụng làm việc với một điều kiện duy nhất là họ phải có thị lực tốt – Mah nói khi đi thăm một nhà máy ở Indonexia trong thời gian gần đây.

Nuôi yến là một nghề nông nghiệp ở Malaysia được hỗ trợ bởi Hiệp hội các loài động vật hoang dã và Cục công viên quốc gia (Perhilitan). Cục trưởng Siti Hawa Yatim cho biết “Tôi chắc chắn rằng các con chim cảm thấy không hạnh phúc khi tổ của chúng bị lấy đi nhưng qua quan sát tôi nhận thấy chúng phản ứng tích cực với điều đó”. Thu hoạch để tăng năng suất làm tổ chính vì thế trước khi lấy tổ họ cần phải chắc chắn rằng các chim non hoàn toàn trưởng thành trước khi thu hoạch ”.

Và chúng tôi thấy rằng: miễn là chim non sống tốt thì chim mẹ cảm thấy thoải mái khi tổ của chúng bị lấy đi. Ngược lại, trong các hang động khi việc thu hoạch tổ bắt đầu, những người thu hoạch tổ sẽ lấy bất kì tổ nào mà họ nhìn thấy với suy nghĩ “Tôi có thể không lấy nhưng có chắc chắn người khác không lấy tổ trước khi chim non trưởng thành không?”

Trong các công trình nghiên cứu được thực hiện tại các cộng đồng yến hang động ở Pulau Tingi và Pulau Redang, họ thấy rằng tổ thường được lấy ra khỏi các bức tường hang động ngay cả khi chúng chưa hình thành đầy đủ. “Theo sự quan sát của các chuyên gia thì chim mẹ cũng thấy đau khổ khi thấy trứng chim bị hỏng hoặc chim non bị chết trên tầng hang động” Siti Hawa cho biết.

Sau một chuyến đi đến Indonexia vào năm 1996 được tổ chức bởi Công ước về buôn bán quốc tế các đông vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Cục Công viên quốc gia tin rằng việc thương mại hóa nông nghiệp nuôi yến là cách để mang lại sự tăng trưởng về số lượng yến trong tự nhiên.

Một dự án nghiên cứu về các sản phẩm về tiếng kêu của chim yến trên mạng cho thấy:
Có hơn 1000 đĩa CD  tiếng kêu chim yến trên mạng thì chỉ một số ít trong số đó thực sự có hiệu quả. “Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu mọi nguyên nhân để chúng tôi có thể khuyến khích nhiều người bắt tay vào kinh doanh loại hình này”.
Cục Công viên quốc gia cũng đang nghiên cứu  việc ấp trứng nhân tạo như một cách để gia tăng dân số của chim.

Siti Hawa giải thích”chim yến có thể đẻ nhiều trứng trong thời gian sinh sản, nếu một quả trứng được lấy ra, chim bố mẹ sẽ nhanh chóng đẻ vào đấy một quả khác”.
Nuôi ấp nhân tạo đã được sử dụng như một chiến lược bảo tồn nhưng trên một quy mô nhỏ…Nhiều khi Siti Hawa muốn loài chim yến phát triển mạnh một cách tự nhiên không có sự can thiệp của con người nhưng cô biết đó không phải là hy vọng thực tế khi mà tổ của chúng có giá trị kinh tế quá lớn :  “Nếu tổ của chúng không có giá trị như vậy , chúng sẽ khá an toàn. Các loài yến khác không cho tổ có giá trị nên chẳng ai làm phiền đến chúng. Đó không phải là lỗi của chúng mà là của người muốn tổ, nếu chúng ta không bảo vệ chúng theo cách này, chúng sẽ chết”.

Yến sào - Một vị thuốc quý trong Đông y

Yến sào - tổ của loài chim yến được làm từ dãi của chim yến. Mỗi tổ nặng 7-8 gam. Yến thường làm tổ trên các vách đá hiểm hóc tại biển khơi, khi thì ở những mũi đá lởm chởm dựng đứng, khi thỉ ở những mỏm núi cheo leo, phía dưới là vịnh nước sâu đầy đá ngầm, muốn tìm và đến được những nơi yến ở để lấy tổ phải rất kiên nhẫn và dũng cảm. Theo tài liệu cổ yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị, tăng cường sức khỏe, tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những tiệc lớn của vua chúa.
  Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được.
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine, ... Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến sào. Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.
Có thể nói rằng, khi ăn món yến sào, thưởng thức được hương vị đặc trưng và bổ dưỡng của yến, người ta sẽ cảm thấy tự hào vì đã nếm được một trong những tinh hoa của trời đất, tạo vật. Tuy nhiên cần chọn mua ở những nơi tin tưởng để tránh mua  phải tổ yến giả, chất lượng kém.
Tổ yến có nhiều loại
Tổ Yến thật và giả
Các nhà khai thác Yến sào ở Bình Định cho biết, trên thế giới có 3 loại chim Yến mà tổ có thể ăn được. Tổ Yến màu trắng được kết bằng nước bọt của chim Yến hàng. Tổ Yến màu đen gồm có 10% lông cơ thể và 90% còn lại là nước bọt của chim bố mẹ. Loại thứ 3 là tổ Yến rêu, rác lẫn nước bọt chim Yến cùng trộn lẫn và gắn kết với nhau. Ngoài ra, hiện ở Trung Quốc có một loại chim Yến có tên khoa học là “Yến hông trắng” tổ rất lớn, nhưng chứa đến 90% là tạp chất và chỉ có 10% là Yến sào. Tại các hang Yến ở tỉnh Vân Nam, người ta vẫn thường thu hoạch tổ loại chim Yến này. Cứ một tổ Yến họ thu được 10gr sợi bọt Yến sào. Hiện nay người ta cũng chưa biết được giá trị thực của loại Yến này như thế nào, vì vậy rất dễ bị nhầm lẫn khi chọn mua tổ Yến sào trên thị trường. Đối với Yến sào tổ nhỏ, loại tổ Yến có 100% thành phần nước bọt của chim Yến mẹ được phân loại theo kích thước, màu sắc, phẩm chất khác nhau và tất nhiên giá trị cũng khác nhau. Yến loại 1 gọi là “Yến quan”, nặng từ 8-15gr, giá thị trường khoảng 35-40 triệu đồng/1 kg; Tổ “Yến thiên” nặng từ 6-7 gr, giá cả tại thị trường Hồng Kông từ 30-35 triệu đồng/1 kg; Tổ “Yến bài” nặng từ 3-5 gr, giá từ 25-30 triệu đồng/1 kg; “Yến vụn” là các mảnh vỡ của tổ Yến lẫn tạp chất giá khoảng 10-15 triệu/kg. “Yến địa” là loại tổ Yến dính nhiều tạp chất và lẫn phân chim cũng có giá từ 8-10 triệu đồng/kg... còn có loại tổ Yến đã qua chế biến thành sợi và ép lại thành bánh nhỏ, có giá từ 15-20 triệu đồng/kg. Đặc biệt tổ Yến màu hồng, Yến huyết, chất dinh dưỡng cực lớn, do đó giá trị tại thị trường hiện nay từ 40-50 triệu đồng/kg. Theo tìm hiểu của chúng tôi, giới thương gia mua bán “Yến sào” ở Việt Nam thường sử dụng cách phân loại truyền thống để mua bán thành một thói quen thông lệ. Theo đó, loại Yến sào có chất lượng cao gồm “Yến huyết”, “Yến hồng” và “Yến quan”. Tổ Yến xếp từ loại 2 trở xuống gồm “Yến thiên”, “Yến địa”... sẽ tương ứng giảm dần về mặt giá trị cũng như độ dinh dưỡng. Đối với loại “Yến vụn”, là Yến sào khi khai thác bị nát vỡ hoặc những chân tổ còn dính lại trên vách đá được tận thu lần 2. Tuy vậy, thực chất “Yến vụn” cũng là một loại Yến sào có chất lượng cao. Vì vậy những khách hàng ít tiền nên mua loại tổ Yến vụn để sử dụng vẫn bảo đảm độ dinh dưỡng cao.
Tuy vậy chất lượng ít bảo đảm nhất lại thuộc về loại tổ Yến đã qua sơ chế. Loại này về bản chất là do bị ngấm nước biển hoặc lẫn với phân chim. Để sử dụng được, người ta phải đem ngâm nước, lọc sạch tạp chất, sau đó sấy khô và đưa ra thị trường tiêu thụ. Tổ Yến đã sơ chế thường có màu sắc trắng ngà, đẹp mắt nhưng chất lượng đã bị suy giảm do quá trình xử lý. Hiện nay trên thị trường Bình Định, Khánh Hoà và một số nước vùng Đông Nam á xuất hiện loại tổ Yến đã qua sơ chế có mùi khét của dầu ăn. Loại tổ Yến này không phải là đồ giả, nhưng chất lượng thì cần phải xem xét. Sau khi thu hoạch loại tổ Yến này, người ta ngâm chúng với nước cho rã ra thành sợi, sau đó trộn chung với dung dịch dầu ăn nhằm làm cho lông và tạp chất nổi lên bề mặt để lược bỏ, rồi thu lại sợi Yến nguyên chất. Sau khi rửa lại với nước sạch, người ta ép sợi Yến thành từng bánh nhỏ rồi mang bán trên thị trường.
Làm sao biết được thật giả?
Theo một số cán bộ, công nhân thuộc Xí nghiệp Yến sào Bình Định cho biết, Hiện nay trên thị trường vẫn có khá nhiều loại tổ Yến giả được “thiết kế” trông như thật. Khách hàng không có kinh nghiệm sử dụng mặt hàng thực phẩm cao cấp này rất dễ bị mua phải đồ dởm. Do vậy, để tránh “tiền mất tật mang” các chuyên gia đã có một số kinh nghiệm như sau: Cần quan sát kỹ tổ Yến thật bằng mắt một lần trong đời. Thông thường Yến sào vẫn được phép bán trong các siêu thị lớn, hoặc nhà hàng và cơ sở sản xuất, chế biến Yến sào ở miền Trung (Khánh Hoà - Bình Định). Về màu sắc, loại tổ Yến thật thường có màu vàng da cam, màu đỏ, hoặc đỏ da cam, trắng ngà. Tổ Yến giả thường có màu trắng, được làm bằng chất aga (rau câu) hoặc bằng keo Agenat trộn lẫn với tinh bột mì (sắn). Về mùi vị, tổ Yến thật có mùi vị tanh, mùi ẩm mốc. Tổ Yến làm giả rất khó đạt được thứ mùi vị đặc trưng này, chúng thường có mùi lạ, hăng hắc hoặc mùi khác với Yến thật. Khách hàng khi mua yến cần thử bằng cách ngâm một ít Yến vào nước. Nếu tổ Yến làm giả thì các kết cấu bằng tinh bột, khi gặp nước sẽ nhão ra. Tổ Yến thật khi ngâm hoặc nấu đều không tan nhão, mà rã ra thành từng sợi Yến nguyên vẹn.
Một cách khác nữa là cho tổ Yến vào dung dịch iốt, nếu là Yến giả sẽ chuyển sang màu xanh, do tinh bột tác dụng với iôt biến thành màu xanh. Đối với Yến huyết - Yến sào có màu đỏ, hoặc hồng, khi nhúng một ít vào nước trà (hoặc chè xanh) nếu gặp Yến giả nhuộm ôxit sắt thì chúng sẽ phản ứng hoá học và đen sẫm lại. Hoặc khi ngâm trong nước, tổ Yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước, còn tổ Yến thật dù có đem nấu chín trong nước sôi 100C nó vẫn còn nguyên màu sắc. Nói tóm lại, hiện nay khi cần mua Yến sào, người tiêu dùng nên nhờ những chuyên gia hoặc người thông thạo về tổ Yến giúp đỡ, vì họ chỉ nhìn qua bằng mắt thường hoặc ngửi mùi vị là có thể xác định được Yến thật, Yến giả.\
(Theo báo: Thầy thuốc của bạn )

17 tháng 4, 2012

Kỳ 5: Những nghề nghiệp nên dùng yến sào

Như đã trình bày ở những kỳ trước, yến sào là thực phẩm bồi bổ rất tốt cho nhiều đối tượng.
Đặc biệt, một số trường hợp cần thiết phải giữ giọng như giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình (MC) hoặc vận động viên thể dục cần tăng cường thể chất rất nên dùng yến đều đặn. Bài viết kỳ 5 chuyên đề thứ 5 hàng tuần “Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả hơn” do PGS.TS Nguyễn Thị Lâm tư vấn sẽ chia sẻ những điều cần lưu ý khi dùng món “bát trân” cho các đối tượng này.
 Công dụng khác của yến sào
 Phân tích chi tiết thành phần yến sào cho thấy món ăn này rất giàu acid amin với hàm lượng và tác dụng đa dạng cho sức khỏe, có thể kể đến Valine 4,12 %, là loại acid amin có tác dụng chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết, điều hòa chuyển hóa protein, hỗ trợ hồi phục sức khỏe tốt. Hay như Isoleucine 2,04 % - loại acid này đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian lao động, luyện tập thể dục thể thao. Đây là những dưỡng chất rất quan trọng cho giới vận động viên: cầu lông, tennis, bóng chuyền, bóng đá...
 Ngoài ra, yến sào còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện giọng nói, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, làm tăng số lượng hồng cầu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương, có tác dụng hỗ trợ tiêu đờm, ho, viêm phế quản mãn tính, suyễn, giảm khả năng bị cúm thường xuyên. Chính vì thế, những người làm các nghề cần giữ giọng như giáo viên, diễn viên kịch, người dẫn chương trình, ca sĩ… rất ưa chuộng món ăn quý này.
 Cách dùng yến hiệu quả và hợp lý
 Nhiều người chuộng mua tổ yến thô, làm sạch, chưng với đường phèn hoặc nấu thành soup để dùng. Tuy nhiên, quá trình làm sạch, sơ chế tổ yến thô mất rất nhiều thời gian, nếu không cẩn thận trong sơ chế và bảo quản còn có thể làm mất đi dưỡng chất yến. Chưa kể với tính chất nghề nghiệp bận rộn của các đối tượng này thì dùng tổ yến thô cũng không phải là một giải pháp hợp lý về thời gian, khó mà duy trì đều đặn.
 Muốn đạt được hiệu quả bồi bổ tốt nhất, nên ăn yến đều đặn trong thời gian dài với liều lượng phù hợp (khoảng 70ml/ngày). Ngoài tổ yến thô, người tiêu dùng có thể chọn mua các sản phẩm yến sào chế biến sẵn, thích hợp dùng hàng ngày, đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng và trên hết, tiện lợi khi làm công việc thường xuyên di chuyển. Bạn đọc nên lưu ý chọn loại có thương hiệu, có quy trình sản xuất đạt các chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến sau khi chế biến.
 Về thời điểm ăn yến, tốt nhất là ăn khi bụng đói: thường là buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Vì khi ngủ được khoảng 01giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, giúp cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng được tận dụng tối đa.
 Ăn yến thôi chưa đủ, người dùng nên áp dụng kết hợp các liệu pháp khác, chú trọng khẩu phần dinh dưỡng và vận động cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, chế biến hợp khẩu vị kết hợp với luyện tập thể dục thể thao là biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe tốt.
 Qua chuyên đề 05 kỳ “Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả hơn”, tin rằng bạn đọc đã có được một cái nhìn thấu đáo, toàn cục và hệ thống hơn về món “bát trân” này, từ đó hiểu được một số nguyên tắc, cách thức thưởng thức món yến sao cho vừa ngon miệng và quan trọng hơn là đạt hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (nguồn; Báo Dân trí)

CHẾ BIẾN TỔ YẾN – MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐANG LỚN MẠNH TẠI MALAYSIA


Trong những năm gần đây, nuôi yến công nghiệp tại Malaysia đã được phát triển rất nhiều. Malaysia hiện là các nhà sản xuất lớn thứ ba trên thế giới về các sảm phẩm từ tổ yến sau Indonesia và Thái Lan. Các nước như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan là các nhà nhập khẩu chính các sản phẩm này. Mặc dù, nuôi yến công nghiệp của Malaysia đã đạt được một mức độ tăng trưởng cao nhưng ngành chế biến thành phẩn tổ yến vẫn còn là một trị trường bỏ ngỏ tại Malai. Vì vậy, đa số nông dân nuôi yến kinh doanh đều chi bán cho thương lái với giá thấp hơn rất nhiều so với thực tế. Nói chung, tổ yến chưa qua chế biến tổ thường có giá khoảng 2.500 – 6.000 RM.  Trong khi đó, tổ yến đã chế biến thành phẩm có thể bán với một mức giá bán lẻ cao là 13.000 – 15.000RM/kg như ở Trung Quốc và Hồng Kông. Vì vậy, vấn đề đặt ra: tại sao Malaysia vẫn còn thiếu ngành công nghiệp chế biến thành phẩm yến sào mặc dù giá của 1kg tổ đã qua chế biến tổ luôn  cao hơn so với các tổ chưa qua chế biến?

Những thách thức trong công nghệ chế biến Yến sào

Theo truyền thống, chim yến sẽ được làm sạch bằng cách ngâm  tổ trong nước và công nhân dùng nhíp nhặt tất cả các sợi lông nhỏ dính trong đó. Công đoạn này vô cùng chậm chạp và tẻ nhạt. Một nhân viên có kinh nghiệm chỉ có thể hoàn thành từ 3 đến 4 tổ một ngày, trung bình khoảng 300 - 800 g/tháng. 
Tuy nhiên, một số nông dân nuôi yến đã áp dụng phương pháp sử dụng hóa chất để giảm thời gian và công sức của người lao động trong việc làm sạch tổ yến. Thông tin về Phương pháp đó vẫn là một bí mật thương mại mang giá cao và không được phép tiết lộ ra ngoài.
Cho đến gần đây, một vài công ty nổi lên trong việc cung cấp tư vấn và đào tạo cho công nhân trong việc sơ chế tổ yến với nhiều phương pháp khác nhau, từ sơ chế khô truyền thống đến phương pháp hóa học. Nhiều người đã tham dự khóa học đào tạo như vậy nhưng họ không hoàn toàn hài lòng chỉ đơn giản là phương pháp làm vẫn còn quá tốn thời gian và không thể “tạo” hình dạng ban đầu của tổ yến.

Sự lựa chọn đúng cho việc lựa chọn các phương pháp vệ sinh

Cho dù các phương pháp sơ chế khô, bán khô hoặc phương pháp hóa học mà bạn chọn để làm sạch các tổ, cuối cùng các phương pháp bạn sử dụng phải được người mua chấp nhận. 
Nói chung, tổ yến có thể lẫn những sợi lông tơ, vỏ trứng, nấm mốc, thậm chí cả chim, côn trùng và vi khuẩn. Vậy, phương pháp nhanh nhất và hiệu quả để loại bỏ tất cả những điều này là gì?

Trước hết, để loại bỏ những sợi lông nhỏ dính kèm trong các sợi làm tổ, các tổ cần phải được ẩm. Điều này sẽ cho phép tổ sẽ được làm mềm và cho phép những chiếc lông được kéo ra khỏi sợi dãi yến được dễ dàng. Tuy nhiên, tổ yến có xu hướng bị mất đi hình dạng ban đầu.

Nấm mốc, vi khuẩn và phân chim: nước không thể loại bỏ hoàn toàn những chất thải đó ra khỏi tổ và do đó không an toàn cho con người. Hơn nữa, đáp ứng yêu cầu chất lượng xuất khẩu, tất cả các sản phẩm thực phẩm được yêu cầu phải đáp ứng tiêu chuẩn lượng tạp chất trên sản phẩm không vượt quá giới hạn an toàn cho người tiêu dùng. 

Trong khi tất cả các chất gây ô nhiễm trên tổ cần phải được loại bỏ, cấu trúc và hình dạng tự nhiên của tổ yến cũng cần được bảo tồn. Vì thế mà giá thành của những tổ đã qua chế biến luôn có giá thành đắt hơn. 
Mặc dù trên thực tế nhiều người vẫn tiếp tục tìm kiếm và phát triển những phương pháp mới hoặc vẫn duy trì những phương pháp thủ công, việc lựa chọn phương pháp làm sạch cuối cùng sẽ được xác định bởi người mua tổ yến mà họ có một tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Chất lượng tiêu chuẩn xác định giá của tổ đã qua  xử lý.

Phát triển doanh nghiệp

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phát triển và đầu tư vào ngành công nghiệp làm sạch tổ yến. Tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn, bạn có thể bắt đầu bằng cách thiết lập một nhà máy làm sạch với quy mô nhỏ phù hợp với số vốn của bạn. Cho dù đó là làm việc tại nhà hoặc có 5 - 10 lao động trở lên, phụ thuộc vào việc xem xét những yếu tố sau đây. 
Nguồn cung ứng tổ yến thô -> quy trình làm sạch -> kiểm soát chất lượng -> thị trường.

Nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ làm sạch.. cần phải được quan tâm xem xét. Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu công việc của mình. Bạn phải đảm bảo nguồn nguyên liệu của bạn cho “nhà mấy” hoạt động tối thiểu 3 tháng. Điều này là bởi vì trong mùa đẻ trứng, các nhà lai tạo không được cho phép đến thu hoạch tổ cho đến khi yến non  có thể bay  đi kiến ăm và nuôi sống bản thân. Và trong thời gian này, thường thiếu hụt nguyên liệu trên thị trường.

Phương pháp làm sạch - phương pháp làm sạch của bạn được chấp nhận bởi người mua?
- Phương pháp làm sạch khác nhau nhưng bạn nên chọn phương pháp được chấp nhận bởi người mua là quan trọng nhất. Và bạn phải có được sự xác nhận đồng ý của người mua để quy trình sản xuất của bạn thuận lợi hơn. Người mua có thể không đồng ý với phương pháp làm sạch nhất định hoặc lượng tạp chất trong mức độ cho phép mà không có thỏa thuận trước. Nó thực sự quan trọng nếu người mua có thể đưa ra một số yêu cầu về tiêu chuẩn để bạn làm theo. Và bạn nên yêu cầu điều đó.

Kiểm soát chất lượng - Làm thế nào để giảm thiểu sự  từ chối từ phía khách hàng và kiểm định chất lượng tổ làm sạch của tôi?
 - Đối với tất cả các sản phẩn qua chế biến, bạn sẽ cần phải thực hiện một chương trình kiểm soát chất lượng theo quy định. Khi công đoạn làm sạch tổ yến nguyên liệu liên quan đến rất nhiều công việc thủ công, bạn sẽ cần một trạm kiểm soát chất lượng bắt đầu từ khâu nhập hàng tới  khâu ra sản phẩm cuối cùng. Kiểm soát chất lượng như vậy có thể là sự cố trạm trung gian như
Khâu nhập nguyên liệu
Phân loại Yến - Điều này để đảm bảo rằng tổ yến mà bạn mua có phù hợp với tiêu chuẩn mà bạn yêu cầu.
Cân trọng lượng của tổ - Điều này để đảm bảo việc lãng phí trong khi sơ chế tổ yến không vượt quá biên độ cho phép.
Khâu Chế biến
Loại bỏ lông
Kiểm tra nấm mốc, tạp chất
Kiểm tra trọng lượng của các tổ làm sạch. 
Ép khuôn hoặc để khô tự nhiên
Đóng gói theo yêu cầu
Thị trường - Làm thế nào để mở rộng thị trường sản phẩm của tôi? 
- Bạn sẽ cần xem xét thị trường mục tiêu của bạn. Đối với thị trường xuất khẩu, yến vụn ít có nhu cầu mà thường yêu cầu là yến nguyên tổ. Phương pháp tiếp thị của bạn nên thông qua một đại lý địa phương hoặc trực tiếp tới tay người tiêu dùng tại địa phương. Bạn sẽ thúc đẩy thương hiệu riêng của bạn. Bạn sẽ phải cạnh tranh với một số thương hiệu có sẵn trên thị trường.
Cấp giấy phép, loại giấy phép cần thiết?
- Đối với thị trường xuất khẩu, bạn cần hai loại giấy phép là Jabatan Perhilitan và Majlis Perbandara  ( một dạng giấy tờ về quản lý chất lượng/ tiêu chuẩn chất lượng và  chứng nhận xuất xứ). Bạn cũng sẽ cần những người mua có được giấy phép nhập khẩu từ các nước chỉ định để tránh bị tịch thu sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, nếu người mua của bạn là một đại lý địa phương đã thu thập và bán lại, bạn sẽ không cần yêu cầu để có được giấy phép như vậy.

(nguồn: http://www.twelvespring.com.my)

16 tháng 4, 2012

Yến Sào - Vận may đang chờ đợi!



Tổ yến đã và đang trở thành một nhu cầu rất Hot trên thế giới. Nó đã có một lịch sử phát triển lâu đời. Vậy tại sao chúng ta lại không làm như các nước láng giềng trong việc kiến tiền từ nguồn tài nguyên thiên nhiên này?
"Vận may" có thể tìm thấy trong lòng đất hoặc trong lòng biển cả, nhưng nếu bạn nuôi chim yến thì vận may lại nằm trên bầu trời!.
Ở Malai, nuôi chim yến được coi là một ngành ngành nghề trong nông nghiệp với những người nuôi yến được gọi là nông dân "công nghệ cao" hay "nông dân tỷ phú".
Mỗi buổi tối, nhà nhà lại háo hức mở máy thu hình để quan sát từng đàn chim bay về "hang động" - là những căn nhà yến theo mô hình "Khách sạn 5sao" họ làm để dẫn dụ chúng.
Tổ của chúng được làm từ nước bọt của những con chim yến loài Aerodramus fuciphagus -yến hàng/ yến tổ trắng - đây là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đứng đầu trong nhóm cao lương mỹ vị của người xưa. Với các món ăn chỉ dành cho vua chúa, yến sào được xếp đứng đầu trong danh sách món "Bát trân" hay "thập trân" xưa và nay: Yến sào, bàn tay gấu, nem công, chà phụng, da tê ngưu (da nách con tê giác), gân nai, môi đười ươi, vòi voi, vi cá, bào ngư, nhân sâm, hải sâm, sò điệp... (mỗi thời, mỗi triều đại lại có những dach sách món "bát trân hay thập trân" khác nhau. Nhưng thời nào thì yến sào cũng đều có mặt!).
Qua thời gian, giá của mỗi kg tổ yến bắt đầu được xác định theo giá vàng, chính vì thế nó còn có tên là "vàng trắn" . Sự tăng giá của chúng thay đối theo chiều hướng lên qua các thời kỳ: từ 10 đôla/ 1kg năm 1975 đã tăng lên 400usd/1kg năm 1995. Tới năm 2002 chi phí 1kg yến phải trả là 1600usd và tới nay thì nó đã tăng lên ngưỡng 2700usd/ kg.
Ngành công nghiệp nuôi chim yến mang về cho Malaysia 1 tỷ Ringgit (1 RM/ MYR = 0.3259 USD) mỗi năm, tương đương 326  triệu USD - Theo báo cáo sản lượng yến năm 2007 của hiệp hội nuôi yến công nghiệp của Malai.
Trong báo cáo cũng chỉ ra rằng, 1kg tổ yến loại 1, chưa qua chế biến (khoảng 90 - 120 tổ)có giá khoảng 6000RM (1900usd)/ kg, sau chế biến, giá bán lẻ có thể tăng lên 25.000RM (8100usd)/ 1kg.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung quốc, Đài loan, hồng kông với tỷ lệ cung ứng yến sào ra thị trường: ở Indonexia là 70%. Thái lan: 20%, Malai đánh dấu ở mức 6%, Việt Nam là 2%.
Chính phủ Malai đã ghi nhận phát triển một thị trường đầy hứa hẹn với việc khuyến khích các nhà kinh doanh, nhà đầu tư dấn thân vào ngành công nghiệp này.
Chủ tịch của Liên đoàn Hiệp hội Chim tổ Merchants Datuk Beh Heng Seong Malaysia nói rằng Malaysia có tiềm năng để tăng mức sản xuất hiện nay của nó 3-5 lần."Nghiên cứu cho thấy rằng ở Indonesia nghành công nghiệp này đã phát triển tới mức bão hòa và Malaysia vẫn còn nhiều khả năng phát triển".
"Giá hiện nay đã giảm gần một nửa so với tháng mười một năm ngoái do tình hình suy thoái kinh tế, nhưng vẫn có một nhu cầu mạnh mẽ tại Trung Quốc. Cho dù người Trung quốc đã từng sử dựng tố yến hay không, nhưng tất cả người Trung Quốc đều biết tới "yến sào"!
Theo Phó Giáo sư Trường Đại học Putra Malaysia, chuyên nghành Thận học, Tiến sĩ Christopher Lim, 36 tuổi: Các bác sĩ chuyên khoa thận đã trở nên thích thú với dự án yến nuôi khi ông đề cập đến nó tại một cuộc triển lãm nông nghiệp ở Johor Baru vào năm 2004. "Malaysia có thể dễ dàng nâng cao thị phần vì đây là trung tâm của khu vực sinh sản và phát triển của loài yến hàng/ yền tổ trắng", ông nói.
Tiến sỹ Lim hiện là người phụ trách hàng đầu trong việc nghiên cứu sự phát triển của giống loài yến hàng, là tác giả quen thuộc hàng triệu nông dân với cuốn : "Kiếm một tỷ từ nghề nuôi yến" (Nhà xuất bản: TrueWealth Sdn Bhd, ISBN: 9833364721), và trình bày trong các cuộc hội thảo với sự tham dự về đề tài này.
Nuôi Yến hàng/ yến tổ trắng thuộc về một trong những lĩnh vực mới và được nông dân nhiệt tình ủng hộ với một sự đầu tư phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành công nghiệp này do các nông dân được trang bị đầy đủ kiến ​​thức và thực hành.
Ngành nuôi yến công nghiệp là một ngành hoàn toàn hợp pháp sau khi bạn đã có được giấy phép từ hội đồng địa phương và đã tham dự một khóa học của Cục Thú y, Tiến sỹ Lim giải thích.
Nông dân cũng phải tuân thủ những quy định trong hướng dẫn  thực hành chăn nuôi. Các quy định khác áp dụng trong việc cải tạo hay phát triển nhà yến cũng giống như việc sử dụng quy định về chăn nuôi gia cần: không nuôi trong khu dân cư và không sử dụng tòa nhà di sản.
"Một nhà nuôi yến với diện tích tiêu chuẩn 6m x 20m có thể thu hoạch 2kg đến 4 kg mỗi tháng và có thể tạo ra 10.000 - 20.000 RM mỗi năm" Tiến sỹ Lim nói.
"Nhưng tôi sẽ chỉ khuyến khích việc phát triển nghề nuôi yến nếu bạn đã học, thực hành và được trang bị với những kiến ​​thức chính xác bởi vì tỷ lệ thất bại do tự phát tới 70% đến 80% !".

Một mỏ vàng tiềm năng
Mặc dù, nguy cơ thất bại cao nhưng cũng không ngăn được những người đầu tư mạo hiểm. Những nhà đầu tư ngày nay thường là nhưng người nông dân đã về hưu với quỹ thời gian nhàn rỗi nhiều, hay các chuyên gia nhằm tìm kiếm thêm nguồn thu nhập...
Một thực tế hiện nay là các cuộc hội thảo với số người tham dự ngày càng đông và đầy đủ đến từ khắp các nước: Malaysia cũng như Indonesia, Đài Loan, và Thái Lan... tất cả đều muốn hướng tới bí mật thành công của nghề nuôi chim yến..
Chúng tôi tham dự một hội thảo nơi mà chúng tôi gặp một kỹ sư trẻ tên là Kent Hồ, người tới từ California. Ông nói: "nuôi yến công nghiệp là một ngành công nghiệp trẻ nhưng đầy hứa hẹn tại quê hương Việt Nam của tôi. Tôi hy vọng sẽ bắt đầu một trang trại ở Đà Nẵng, một trang trại tại một thị trấn ven biển phía nam (Hội an). Tôi đã cảm thấy rất khó khăn nhưng khi tham gia cuộc hội thảo này thì niềm tin về sự đầu tư nghề mới được củng cố trong tôi. Ví thế tôi rất biết ơn cuộc hội thảo này".
Người tham gia khác là một người Malaysia, Mahmood Kechik, một bác sĩ tiết niệu, người đang xây dựng một "ngôi nhà gỗ cho chim" với năm tầng ở quê nhà Kelantan của anh. "Tôi đã theo dõi sự tăng trưởng của ngành công nghiệp nuôi yến trong bốn năm và tôi tin có là tiềm năng. Trước đây, chỉ có Hoàng gia mới có thể thưởng thức món ăn này. Ngày nay, hàng triệu người Trung Quốc đều có thể sử dụng tổ yến, vì vậy nhu ầu tiue6 thụ yến sào là rất lớn ", ông nói kèm thêm với một nụ cười lạc quan."Nghiên cứu cho thấy yến sào có thể mang lại nhiều lợi ích cho bà mẹ mang thai và cũng kích thích tình dục!".
Manjung, một thị trấn nhỏ ở Perak, năm ngoái đã trải qua một sự bùng nổ theo cấp số nhân trong công nghiệp nuôi yến với rất nhiều nhà nuôi yến đầu tiên đã mọc lên. "Chúng tôi đã bán tất cả 36 căn nhà, một số nhà thậm chí còn bán trước khi chúng tôi triển khai dự án", ông Loke Yeu Loong, Giám đốc quản lý của Swiftlet Perak Eco Park, được phát triển bởi Tập đoàn Perak State Development và Bio Research Centre (M) Sdn Bhd.
Với thiết kế: 22m x 7m cho mỗi căn nhà, được xây dựng theo cấu trúc ba tầng, giá bán 398.000 RM/căn (khoảng 2,7 tỷ), cũng có  khoảng 18 căn nhà với điện tích 18m x 32m, ba tầng, nhà ở liền kề, chi phí khoảng 678.000 RM/căn (khaong3 4,6 tỷ).
"Chúng tôi đã xác định các vị trí các nhà nuôi mới trên khắp Malaysia: Pahang, Negri Sembilan, và Selangor mỗi nơi có thêm 1 căn mới, hai căn tại Johor, và ba căn tại Terengganu. Chúng tôi cũng đã nghĩ mạo hiểm đầu tư vào Thái Lan và Việt Nam, nhưng thị trường Malaysia sẽ khiến chúng tôi bận rộn trong năm năm nữa! ". Ông chia sẻ.

Người tiêu dùng quan tâm
Mặc dù tính khả thi của nuôi yến công nghiệp nhưng nó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi ở Malaysia. Điều này phần lớn là do tập quán vô trách nhiệm của nông dân trong việc bảo vệ môi trường xung quanh: ô nhiễm, tiếng ồn...và một quan niệm phổ biến là "sử dụng tổ yến là độc ác và không hợp vệ sinh". Biên tập tạp chí Susie Chong, 34 tuổi, nhớ lại rằng cô đã được đọc được một bức thư của một độc giả viết với thái độ đầy giận dữ sau khi cô cho biết rằng: cô duy trì sức khỏe tốt và làn da đẹp bằng cách dùng yến vào các món ăn."Người phụ nữ này giận dữ hỏi tôi: 'Làm thế nào bạn có thể quá tàn nhẫn khi ăn tổ của những con chim? Những con chim non sẽ ra sao khi mất nơi trú ngụ? ",Chong nói.
 "Nhà nuôi yến còn là nơi thực hành đạo đức nghề nghiệp của họ", tiến sỹ Lim nói. Nó thực sự là lợi ích của người nông dân vì nó không làm ảnh hưởng tới sinh linh bé nhỏ trong đó. Tổ yến chỉ được khai thác khi chim non đã có thể tách bầy kiếm cặp. Cũng giống như rùa, chim yến tổ trắng thường có một thói quen trở lại chính vị trí mà nó đã được sinh ra để sinh sản. Chính vì thế, việc khai thác tổ sau khi chim đã trưởng thành không làm ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng. Mà trái lại, bằng cách đó, đảm bảo chim non lớn lên một cách an toàn và rời khỏi tổ, một người nông dân nuôi yến có thể khuyến khích nhiều thế hệ của các loài chim làm tổ trong trang trại của mình.
Mối quan tâm về vấn đề vệ sinh? Các con chim không đi vệ sinh trong các tổ của chúng. Và nguồn thức ăn của chúng là côn trùng, điều này thực sự không phải là một lo lắng. Bên cạnh đó, để ăn tổ yến, người ta trưng sôi cách thủy, hoặc nấu sôi chúng trong khoảng thời gian từ 30 - 60 phút, tùy từng món ăn.
Một số người cũng có mối quan tâm về môi trường, như chim yến là một loài được bảo vệ trong sách đỏ thế giới. Trước đây chúng được liệt vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, sự đầu tư phát triển ngành nuôi yến sẽ đem lại cân bằng sinh thái giống loài. Bảo tồn sự phát triển đa dạng các loài động thực vật của Malai. Nông dân đang thực sự góp phần để bảo tồn các loài chim bằng cách cung cấp các cơ sở chăn nuôi thay thế cho những nguồn nuôi trong tự nhiên mà đang dần bị xói mòn bởi sự phát triển.
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp phi đạo đức ngoại lệ, Tiến sỹ Lim thừa nhận: "Một số nông dân muốn làm giàu một cách nhanh chóng đã thu hoạch tổ trước khi chim đẻ trứng, với mong muốn rằng chim mẹ sẽ phải làm một cái mới để sinh sản. Điều này là mối nguy hiểm gây hại cho sự phát triển bày đàn và thực sự là một mong muốn làm giàu phi đạo đức."
Các chuyên gia đã đề ra những nguyên tắc riêng cho nghề nuôi chim yến, và lời khuyên cho tất cả người tham gia hội thảo: không thu hoạch tổ có trứng hay có chim non bên trong và không gây ra bất kỳ hình thức vật lý hoặc tâm lý tác hại tới sự phát triển của loài chim.
Một khiếu nại thường gặp là tiếng ồn gây ra bởi các tiếng hót líu lo được chuyển tiếp qua loa phóng để thu hút các loài chim về làm tổ.
"Tôi luôn luôn mong muốn trở về quê hương của tôi, Tanjung Sepat (Selangor), nơi có gió biển trong lành và nguồn thực phẩm dồi dào" kỹ sư Martin Khoo, 40 tuổi. "nhưng gần đây, tôi cảm thấy lo lắng khi có quá nhiều nhà nuôi yến chuyên dụng và kết hợp. Nhiều nhà họ dành riêng tầng trên cao để nuôi yến (những nhà hộp trong trung tâm)  và thậm chí một số nhà đã được chuyển đổi thành khách sạn chim yến! Chúng Hót líu lo không ngừng, ngay cả ở giữa đêm khuya. Và thực sự là khó chịu khi mà nó cứ bay thành đàn trên đầu bạn ", ông nói cáu kỉnh.
Giải pháp mà Loke Swiftlet Perak Eco Park đưa ra: việc nuôi yến trong các trang trại ở vùng ngoại ô của thị trấn để giúp giảm bớt khiếu nại.
Thiếu các hướng dẫn
Tất nhiên, nó sẽ hữu ích rất nhiều nếu có chỉ dẫn quy hoạch phát triển vùng nuôi yến tập trung để đảm bảo rằng các trang trại được bố trí nơi họ sẽ không lgặp những phiền toái. Thậm chí nếu có, họ sẽ rất khó để thực thi bởi vì không ai biết chính xác có bao nhiêu trang trại đang tồn tại. Theo con số thống kê khác nhau cho con số chính xác dao động từ 25.000 đến 40.000 căn.
Nhiều người không có giấy phép xây dựng nhà yến, thiết kế kém, và vị trí không chính xác (làm trong khu dân cư hoặc trong các tòa nhà di sản). Đó là điều không có gì đáng ngạc nhiên vì có quá nhiều cơ quan chính phủ, các cơ quan, và các hội đồng địa phương đều có liên quan tới những trang trại nuôi yến này.
Ông Beh, Một thương gia cũng nhà một nhà đầu tư nuôi yến, cho biết: có một quy định rõ ràng và công bằng trong việc hướng dẫn áp dụng chung cho tất cả các bang tại Malaysia. Ví dụ, một giấy phép kinh doanh hàng năm trong Ipoh là 120 RM,  trong khi ở Rompin, Pahang, chi phí tới 1.200 RM.
Một vấn đề khác mà hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp này là quan điểm cho rằng chim yến là một loài được bảo vệ, và về mặt kỹ thuật, tổ yến không thể xuất khẩu nếu không có giấy phép. Vì vậy, mà hầu hết nông dân chỉ bán tổ của họ cho các thương lái và không thể khai thác hết lợi nhuận.
Ngay cả khách du lịch, người mua tổ hợp pháp từ các nhà bán lẻ, cũng không thể đưa tổ yến ra khỏi đất nước - một số khách hàng mua sản phẩn đã bị tịch thu ngay tại sân bay. Họ phải xin giấy phép từ nhà quản lý (Perhilitan), mất đến bốn ngày để xử lý yêu cầu với chi phí khoảng 200 RM và với thuế xuất khẩu 100 RM/kg.
"Thật là vô lý! Tại sao khách du lịch lại phải trả những chi phí không hợp lý như vậy. Làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm do Malaysia sản xuất khi chính phủ có quy định như thế này?" - Ông Beh chỉ ra thêm.
" Có chắc chắn đó có còn là quy định phù hợp với tiềm năng của ngành công nghiệp này trong thời hiện đại?"
Nhiều người cũng sợ rằng các trang trại nuôi chim yến sẽ gây ra hoặc lây lan dịch cúm gia cầm.
Tiến sỹ Lim là nhanh chóng bảo vệ các loài chim yêu thích của mình: "Không có quan chức y tế bất cứ nơi nào trên thế giới đã từng tìm thấy một chủng vi-rút cúm gia cầm giữa các loài chim yến." Ông cũng nói thêm rằng, "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nơi có trang trại yến đã báo cáo, tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cũng ít hơn các nơi khác".
"chim yến là những sinh vật rất sạch sẽ. Nó không di cư và không chia sẻ nguồn thức ăn cũng như nguồn nước với các loài động vật khác. Nó uống những giọt nước từ trong hơi ẩm của không khí (do đó thiên hướng của nó thường làm tổ trong các hang động ẩm ướt) và thức ăn chủ yếu là các côn trùng bay trong không khí.
"Tôi hy vọng các chuyên gia sẽ lên tiếng bảo vệ cho nghành nuôi chim yến thêm uy tín. Bộ phận phát triển Tri thức và nông nghiệp có trách nhiệm để đảm bảo thành công lớn hơn trong ngành công nghiệp này". Tiến sỹ Lim chia sẻ thêm.
Nguồn: http://www.twelvespring.com.my

15 tháng 4, 2012

Kỳ 4: Yến sào cho trẻ em

Trẻ em cũng là đối tượng cần bổ sung chất đầy đủ. Ngoài việc đa dạng nguồn dinh dưỡng cho bé, yến sào được nhiều bà mẹ chọn làm thực phẩm bồi bổ thể lực và trí lực cho trẻ. Nằm trong chuyên đề thứ 5 hàng tuần “Yến sào – Sử dụng khoa học và hiệu quả hơn” do PGS.TS Nguyễn Thị Lâm tư vấn, bài viết kỳ 4 sẽ giúp các bà mẹ hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng món ăn này cho bé hợp lý. Những công dụng của yến sào với trẻ em Các nghiên cứu cho thấy yến sào rất tốt cho trẻ em bởi yến sào giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài thành phần giàu acid amin, yến sào còn chứa nhiều Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột. Đây không chỉ là nguồn cung cấp đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt. Trẻ ở lứa tuổi ăn dặm (từ 07 tháng trở đi) là có thể sử dụng được món yến. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn. Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 70ml/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện. Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ. Dùng yến sào cho hiệu quả Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chưng đường phèn, hầm với thịt gà hoặc nấu thành dạng soup cho trẻ ăn rất bổ. Tuy nhiên, quá trình chế biến yến thô mất rất nhiều thời gian, khó làm sạch hoàn toàn lông chim, bụi bẩn. Chưa kể lượng dinh dưỡng trong 01 tổ yến rất lớn, trẻ không thể hấp thụ hết 01 lần, trong khi bảo quản yến cũng khó, nếu không đúng cách còn có thể làm mất đi dưỡng chất của yến. Để đảm bảo lượng dinh dưỡng của yến được hấp thu hiệu quả, nên bổ sung yến cho bé từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ dưỡng chất từ yến, vừa hợp lý về kinh tế. Thị trường có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn với thành phần tinh chất yến phù hợp, tiện dụng cho bé ăn hàng ngày. Nên chú ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uy tín, quá trình sản xuất đạt chuẩn GMP, HACCP, ISO, không dùng chất bảo quản. Yến tốt nhất nên ăn khi bụng đói, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất. Bên cạnh bổ sung yến sào, cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, có đầy đủ các thành phần cần thiết khác trong khẩu phần hàng ngày như cháo, súp, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi..., thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn, và nên có chế độ vận động cơ thể cho bé hàng ngày. Trẻ sơ sinh không nên dùng yến, khi trẻ mới bắt đầu ăn nên cho ăn thử 01 lượng nhỏ trước để thăm dò. Yến sào ngày nay đã trở thành 01 món “khoái khẩu” của vận động viên, hoặc những nghề nghiệp cần thiết phải giữ giọng như dẫn chương trình, ca sĩ, diễn viên… Bài viết cuối trong chuyên đề sẽ giải đáp những thắc mắc xung quanh việc dùng yến hiệu quả cho đối tượng đặc biệt này. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguồn Báo Dân Trí

13 tháng 4, 2012

Kỳ 3: Yến sào với phụ nữ

Phụ nữ vốn rất quan tâm đến việc gìn giữ vóc dáng và làn da. Một trong những công dụng nổi tiếng từ xưa của yến sào chính là hỗ trợ làm đẹp da, đẹp dáng cho phụ nữ. Bài viết kỳ 3 trong chuyên đề thứ 5 hàng tuần “Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả hơn” của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm sẽ chia sẻ các kiến thức cần thiết giúp phụ nữ sử dụng yến sào đúng cách và hiệu quả để giữ gìn sức khỏe và nhan sắc. Ngoài việc bồi bổ thể lực và trí lực, yến sào còn được nhiều người công nhận là một “trợ tá đắc lực” trong việc duy trì sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ. Thành phần yến sào chứa nhiều threonine là chất hình thành elastine và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em. Hơn nữa, trong yến chỉ có đường tự nhiên galactose mà không chứa chất béo, có thể dùng mỗi ngày mà không sợ tăng cân. Phụ nữ nếu ăn yến thường xuyên sẽ ít bị nổi mụn, tàn nhang, vết nám, hơn nữa còn có được làn da mịn màng, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa Nói chung phụ nữ ở lứa tuổi nào dùng yến cũng phù hợp. Đặc biệt, khi chị em bước vào thời kỳ lão hóa sau tuổi 30 thì lượng collagen bắt đấu suy giảm, khiến xuất hiện các nếp nhăn quanh miệng, quanh mắt. Ngoài ra nếu cơ thể đang trong tình trạng suy kiệt do bệnh tật, phẫu thuật hoặc sau khi sinh… thì lượng hồng cầu bị suy giảm, người mệt mỏi, sụt cân, sức đề kháng yếu. Đối tượng cũng nên dùng bổ sung yến sào là phụ nữ mang thai (thai sau 03 tháng) để tăng dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Thai phụ nếu ăn yến được thì cũng ăn trước 01 lượng nhỏ và theo dõi trước khi bắt đầu dùng thường xuyên. Chị em có thể mua tổ yến thô tự chế biến hoặc mua các loại yến sào chế biến sẵn uy tín. Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chế biến thành nhiều món ăn: Tổ yến chưng bạch quả, tổ yến chưng hạt sen, tổ yến chưng sữa tươi, tổ yến chưng trái dừa, soup cua tổ yến, cháo thịt bằm tổ yến, tổ yến chưng đường phèn hạt sen... Đây là những món ăn ngon, bổ, rất tốt cho sức khỏe cũng như "củng cố" sắc đẹp cho phụ nữ. Tuy nhiên, chị em cần phân biệt rõ thưởng thức yến như 01 món “ăn chơi” hay ăn yến để bồ sung lâu dài. Vì nếu chỉ để thưởng thức thì thỉnh thoảng mới ăn 01 lần, hiệu quả dinh dưỡng không hợp lý bằng việc dùng từ từ 01 lượng nhỏ với liều lượng thích hợp (khoảng 70ml/lần) trong thời gian dài. Chưa kể đến việc sơ chế tổ yến thô rất mất thời gian, nếu không cẩn thận thì không làm sạch hết được bụi bẩn, lông chim. Ngoài tổ yến thô, có thể mua các sản phẩm yến sào chế biến sẵn để dùng đều đặn, nhưng nên cân nhắc chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín, quá trình sản xuất đạt chuẩn GMP, HACCP, ISO, không có chất bảo quản để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến. Thời điểm ăn yến sào – như đã nói các kỳ trước – là lúc bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất.
Ngoài dùng yến bổ sung, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai cần chú ý có đủ 4 nhóm thực phẩm, đa dạng nguồn thực phẩm để bữa ăn được ngon miệng hơn, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn vài bữa lớn sẽ khó tiêu hóa. Phụ nữ nên luyện tập thể dục đều đặn hàng tuần (trung bình 03 lần/tuần, 30-45 phút/lần) để khỏe mạnh hơn. Trẻ em và học sinh, sinh viên trong độ tuổi cần phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực rất cần bổ sung chất. Bài viết kỳ 4 của chuyên đề sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức đầy đủ về công dụng của yến sào đối với đối tượng này. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguồn báo Dân trí