--------------------- Tư vấn - Thiết kế - Lắp đặt và chuyển giao công nghệ nuôi Chim Yến trong nhà --------------------
VPMN: 35 đường số 10, KP4, P.HBC, Q.Thủ Đức,TP.HCM ----- VPMT: 313 Lê Thanh Nghị,Q.Hải Châu, Đà Nẵng
Tel: 0511.6255.417 - 6255.418 - Fax: 0511.6255.418 *Hotline: 0917.44.65.30 *Email:Phanhungthinhdn@gmail.com

27 tháng 9, 2011

Bao giờ không phải là “lộc trời”?

Không rầm rộ như những lĩnh vực đầu tư khác nhưng nghề nuôi chim yến tại gia (còn gọi là yến nhà) cũng đang trở thành cơn sốt tại nhiều địa phương.
Nuôi chim yến vừa hướng tới cơ hội trở thành một ngành công nghiệp mới mẻ, vừa đặt ra nhiều vấn đề về quản lý và đầu tư. Hội thảo với chủ đề “Chim yến: nguồn lợi không tự nhiên mà có!” do Báo Doanh Nhân Sài Gòn phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (Huba) và Ban Chỉ đạo Nông nghiệp-Nông thôn TP.HCM tổ chức, có thêm nhiều câu trả lời cho các nhà đầu tư nuôi chim yến.
Một vốn bốn lời
Điển hình, dự án nhà nuôi yến thí điểm (gồm 3 căn liên kế) của Công ty TNHH Yến Đất Việt (Yến Đất Việt) tại ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, xây dựng cách đây vài năm, với mức chi phí (bao gồm xây dựng và lắp đặt hệ thống máy phun sương, đo nhiệt độ, âm thanh...) khoảng từ 1,5 tỷ đồng/mỗi căn với ý định “nuôi thử”.
Song, đến nay, thành công đã vượt ra ngoài sự mong đợi, nhà yến cho khoảng 45kg tổ yến/mỗi tháng, với giá bán trung bình từ 37 - 45 triệu đồng/kg.
Như vậy, chỉ cần thu hoạch 4 tháng, Yến Đất Việt đã có thể lấy lại vốn đầu tư. Theo đó, đến nay, sau hơn mấy năm triển khai dự án này, trị giá của việc “làm chơi, ăn thiệt” của Yến Đất Việt đã đạt đến con số trên 100 tỷ đồng.
Ông Phạm Trọng Đức, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, TP.HCM, cho biết, trong phạm vi đề án nuôi thí điểm chim yến tại huyện Cần Giờ cho thấy tỷ lệ thành công rất cao.
Riêng năm 2010, huyện Cần Giờ thu được 400kg/101 căn. Giá thị trường khoảng 35 triệu đồng/kg yến thô, mang đến tổng trị giá tổ yến của Cần Giờ đạt khoảng 14 tỷ đồng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có đầy đủ tiềm năng để phát triển ngành nuôi yến mang lại lợi nhuận cao, giá trị xuất khẩu lớn và hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Tuy đầu tư lớn nhưng đầu ra cũng rất khả quan, nhu cầu về các sản phẩm từ tổ yến trên thị trường thế giới ngày càng lớn, giá mặt hàng này cũng rất cao.
Hiện nay, một kg yến thông thường có giá trung bình khoảng 40 triệu đồng, yến huyết có giá từ 60-90 triệu đồng. So với các nước đang đứng nhất nhì thế giới về nguồn tổ yến như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia, thì trị giá của tổ yến Việt Nam lại cao hơn bởi có độ thơm tự nhiên từ tinh chất của yến.
Đi tìm mô hình bền vững
Không chỉ tại Cần Giờ, nhiều nhà đầu tư đã triển khai dự án nhà nuôi chim yến ở khắp các tỉnh khu vực Đông Nam bộ như: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định), Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, (Cần Giờ) TP HCM, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang...Mặc dù vậy, cũng có không ít nhà đầu tư buộc “bỏ của chạy lấy người” vì không có kết quả.
TS. Lê Võ Định Tường, Viện Công nghệ Hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết đến nay, nghề nuôi chim yến không còn dựa vào yếu tố may rủi mà phụ thuộc phần lớn vào kỹ thuật nên xu hướng thành công là khá cao nếu biết tận dụng.
Đồng tình với nhận định trên, ông Nguyễn Tất Hữu, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Viễn thông Trọng Nhân, hiện đang sở hữu 5 nhà nuôi yến trên địa bàn tỉnh Bình Định và Huyện Cần Giờ, TP.HCM cho biết, yếu tố kỹ thuật khá quan trọng, quyết định sự thành công của nuôi chim yến và điều kiện tiên quyết là vùng có chim yến cư ngụ.
Tuy nhiên, hoạt động nuôi yến nhà tại Việt Nam còn mang tính tự phát, chưa được định hướng phát triển cụ thể khiến nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn vì thiếu thông tin, chính sách và hỗ trợ kỹ thuật. Cụ thể như: giấy phép xây dựng nhà nuôi yến, phương thức đánh thuế, quy hoạch khu vực nuôi, vệ sinh môi trường...
Ngay tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia, nhà đầu tư cũng đồng loạt kiến nghị với các Sở, ban, ngành có liên quan sớm có những hỗ trợ, định hướng để ngành nuôi chim yến phát triển.
Theo đó, các đại biểu cũng đưa ra đề nghị thành lập hiệp hội của nghề nuôi chim yến, tạo đầu mối hỗ trợ kỹ thuật, thông tin cũng như vốn cho những doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Trong việc quy hoạch vùng nuôi, yếu tố cân bằng sinh học và bảo vệ môi trường sống cần phải được chú trọng.
“Lời khuyên của tôi là chúng ta không nên phát triển nghề nuôi chim yến tại nội thành mà nên nuôi chim yến ở những khu ngoại thành, như Cần Giờ chẳng han. Ở đó có những điều kiện tốt như có sông ngòi, cây cối... Đó là việc làm cần thiết để chúng ta bảo vệ môi trường sống”, PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Thu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói.


LÊ LOAN

16 tháng 9, 2011

Bài 3: Nuôi côn trùng: Nghề “ăn theo”

Điểm khác biệt của việc nuôi chim yến so với các ngành chăn nuôi truyền thống khác là chúng ta không phải nuôi thực sự mà chỉ làm nhà cho một loài chim hoang dã là chim yến ở.

Người nuôi cũng không phải mua con giống, không phải cho ăn. Tuy nhiên, trong tương lai gần, yếu tố giới hạn trong nghề này có thể sẽ chính là thức ăn cho chim.
Thức ăn của chim yến là nhiều loài côn trùng, trong đó có nhiều loài gây hại cho cây trồng, vật nuôi và con người, nên nuôi chim yến được coi là một phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại cho môi trường.
Trước nay, việc phát triển nuôi chim yến chủ yếu phụ thuộc vào việc phát triển nhà nuôi yến, vì thức ăn cho chim yến vốn rất phong phú ở các nước nhiệt đới. Việc nuôi hay thu hút côn trùng chỉ với mục đích làm tăng khả năng hấp dẫn chim cho nhà yến.
Nhưng để phát triển công nghiệp nuôi chim yến mạnh mẽ và vững chắc, không thể không chú trọng giải quyết thức ăn cho những đàn yến hàng trăm triệu con và đang ngày càng gia tăng.
Chim yến chỉ có thể đớp mồi trên không trung mà không thể mổ, nhặt mồi trên mặt đất như gà, vịt. Đây là khó khăn lớn nhất khi muốn công nghiệp hóa làm thức ăn cho chim yến.
Thức ăn của chim yến là các loài côn trùng nhỏ bay lên hay bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối (như muỗi, phù du…), từ các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng, ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ chợ búa, bãi rác, trại chăn nuôi.
Nhìn chung, ở đâu có cây cối, rác rưởi, phế thải nông – lâm nghiệp, có côn trùng, chân khớp là có thức ăn cho chim yến.
Thường các côn trùng chân khớp này bị cuốn và bay theo các luồng gió, luồng không khí và chim yến lợi dụng việc này để kiếm ăn. Nhà yến làm dọc theo các dòng khí lưu này có nhiều khả năng thu hút chim yến hơn các nơi khác.
Tuy nhiên, chỉ có rừng nhiệt đới ẩm ướt, rừng ngập mặn và thảm cỏ đất ngập nước mới là nơi có nhiều côn trùng quanh năm. Các khu vực khác chỉ sản sinh côn trùng trong một số thời điểm, với một số điều kiện nhất định. Do vậy, để chủ động nguồn thức ăn cho chim yến, chúng ta cần nuôi trên quy mô lớn một số loài côn trùng.
Hiện nay, người ta đang chú ý nuôi một số loài ruồi quả (ruồi dấm). Nuôi ruồi quả không khó, giống cũng thường có sẵn trong thiên nhiên, chỉ cần thu hút chúng về. Thực phẩm nuôi chúng rất phong phú và rẻ (phế liệu các nhà máy chế biến hoa quả, thực phẩm, mía đường...), chỉ cần điều chỉnh hàm lượng đường, độ pH, độ ẩm, nhiệt độ cho phù hợp.

Thị trường có bán một số dụng cụ chuyên dụng nuôi ruồi. Có thể làm nhà nuôi ruồi ngay sát nhà yến. Trong nhà làm nhiều dàn giá nuôi và có đường ống với các quạt để thổi ruồi vào nhà cho chim yến ăn.
Cũng có thể nuôi ruồi để lấy nhộng. Nhộng ruồi có thể bảo quản ở nhiệt độ mát hàng năm trời để khi cần lấy ra cho nở thành ruồi. Cũng có thể nuôi ruồi lấy trứng, trộn với bột môi trường thích hợp, đóng hộp, khi cần bổ sung nước đủ ẩm cho nở.
Nuôi côn trùng cho chim yến ăn cũng là một chuyên ngành như nuôi chim yến, cần có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Hiện nay, Viện Công nghệ Hóa học đang chuyển giao công nghệ nuôi công nghiệp một số côn trùng không gây hại nông - lâm nghiệp, không truyền bệnh, làm thức ăn nuôi chim yến.
Nguồn dinh dưỡng để nuôi côn trùng là phế thải nông - lâm nghiệp (mùn cưa, rơm rạ, trấu, cám, phế thải nhà máy rau quả, chế biến thủy hải sản...).
Một số cây họ si đa như sung, gừa, si, đa... có trái có nhiều côn trùng nhỏ, hay những cây có hoa hấp dẫn côn trùng như keo dậu (táo nhơn), ômôi, dừa nước... cũng là những loài thích hợp trồng ở vùng nuôi yến.
Việc trồng và nuôi dưỡng các loài cây này rất cần quan tâm hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, vì các hóa chất này không những tận diệt nhiều côn trùng là thức ăn của chim yến, mà còn có thể làm ô nhiễm tổ yến.
Khoa học đã chứng minh, những thuốc có tồn lưu lâu còn có thể tích lũy trong chuỗi thức ăn gây ngộ độccho chim, hoặc làm mỏng vỏ trứng chim, khiến trứng dễ bị vỡ...
Hiện nguồn thức ăn cho chim yến trong thiên nhiên còn khá dồi dào. Nhưng trong tương lai gần, với sự phát triển khá “nóng” nghề nuôi chim yến như hiện nay, “thức ăn nhân tạo” cho yến chắc chắn sẽ là một nhu cầu, và nuôi côn trùng làm thức ăn cho yến theo hướng công nghiệp hóa sẽ theo đó trở thành một nghề “hái ra tiền”.


TS. LÊ VÕ ĐỊNH TƯỜNG - Viện Công nghệ Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bài 2: “Quyết định sớm, hoặc không bao giờ!”

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, hết phổ thông, Lê Danh Hoàng theo học khoa Kinh doanh quốc tế của Đại học Ngoại thương.

Năm 2004, khi còn là sinh viên năm thứ ba, trong một lần làm thêm với công việc hướng dẫn đoàn doanh nhân và quan chức Indonesia tham dự hội chợ Vietnam Expo, Hoàng đã gặp ông bà TS. sinh vật học Elisa Nugroho. Ông Nugroho lúc đó là Chủ tịch Hội người nuôi yến Indonesia, và được coi là người phát minh ra nghề nuôi yến hiện đại.
Họ sang Việt Nam tham dự hội chợ với ý định mở rộng thị trường và phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Hoàng đã đưa ông bà Nogroho đi gõ cửa nhiều doanh nghiệp để tìm hướng hợp tác, nhưng không thành.
Khi ông bà tiến sĩ về nước, Hoàng đánh bạo xin làm đại lý ở Việt Nam phân phối thiết bị nuôi yến, mặc dù thực sự chưa biết sẽ bán cho ai, bán như thế nào...
Theo học nghề nuôi yến trực tiếp cùng TS. E.Nugroho và TS. When Drato tại Indonesia và hầu hết các nước Ðông Nam Á, Lê Danh Hoàng đã tiến hành nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và thói quen sinh học của loài chim yến ở Việt Nam.
Luận văn về tiềm năng và định hướng phát triển của nghề nuôi yến tại Việt Nam và bản đồ chi tiết các tỉnh có thể phát triển nghề của anh được viết trong thời gian theo học tại Hoa Kỳ được đánh giá cao.
Hoàng đã thành lập trung tâm Eka Vietnam chuyên tư vấn nuôi yến vào năm 2005, và tiến hành xây dựng thành công những mô hình nuôi yến trong nhà đầu tiên tại Việt Nam. Anh đã tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu đổi trứng chim yến cỏ và ấp chim con cũng như tư vấn xây dựng nhà yến thành công cho nhiều khách hàng ở Đông Nam Á.
Anh hiện là Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Chấn Hưng (yến sào Hoàng Yến). Và dưới đây là tâm sự của người đã có 7 năm trong nghề nuôi và kinh doanh sản phẩm từ chim yến:


“Tôi bước lên máy bay sang Indonesia học nghề nuôi yến vào một buổi chiều tháng 3. Dưới cánh máy bay là cả một vùng xanh mênh mông của rừng ngập mặn Cần Giờ, những cánh đồng lúa mênh mông của Long An, Gò Công, và sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ cùng muôn dòng sông uốn khúc.
Lòng tôi dâng lên một nỗi bồn chồn, không chỉ vì đây là lần đầu tiên ra nước ngoài, mà còn vì trách nhiệm tôi đã đặt ra cho mình là phải mang một nghề mới về cho Việt Nam. Đây phải là nghề có thể giúp tôi và nhiều người khác làm giàu.
Bảy năm sau, trên vùng đất Cần Giờ dưới cánh máy bay ngày đó, giờ là một làng nuôi yến với hàng trăm căn nhà yến.
Công ty chúng tôi từ một nhóm ba người đã thành hơn 150 người, với hệ thống nhà nuôi yến, xưởng chế biến và chi nhánh bán hàng toàn quốc.
Định kiến chim yến chỉ sống trong hang động gần biển đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ người Việt Nam. N
hững ngày đầu khởi nghiệp, một trong những trở ngại lớn nhất của chúng tôi là mọi người không tin rằng chim yến sẽ nuôi được. Chỉ khi chứng kiến tận mắt những tổ yến trong nhà người ta mới tin.
Nguyên lý của nghề nuôi yến thực ra đơn giản như một điều tự nhiên là nước sẽ chảy về chỗ trũng. Đó là tạo cho chim yến môi trường sống thật giống môi trường ở những hang động tự nhiên. S
au đó dùng âm thanh bầy đàn gọi chúng về. Gặp môi trường sống thuận lợi, chim yến sẽ ở lại và sinh con. Người nuôi chỉ cần đợi cho chim non biết bay là có thể hưởng lợi từ thu hoạch tổ yến.
Bằng nghiên cứu nhiều năm trên hàng trăm căn nhà yến tự nhiên ở Indonesia, TS. sinh vật học Nugroho đã chế tạo ra hàng trăm loại thiết bị khác nhau để tạo ra môi trường sống thuận lợi cho chim yến, đồng thời ông cũng viết hàng chục đầu sách về kỹ thuật này.
Những căn nhà yến nhân tạo đầu tiên của Việt Nam áp dụng kỹ thuật của ông. Bằng những cải tiến và quy trình quản lý chặt chẽ hơn, hiện Hoàng Yến đã sản xuất được tất cả các trang thiết bị cho nghề này, và xuất khẩu “ngược lại” thị trường Indonesia.
Theo những thống kê chưa đầy đủ của Hoàng Yến, mỗi năm, người Việt Nam tiêu thụ hàng trăm triệu USD giá trị tổ yến. Hàng trăm công ty, cửa hàng bán tổ yến mọc lên như nấm sau mưa trên khắp những con phố của TP.HCM, Hà Nội đến các thành phố khắp cả nước.
Tuy nhiên, thị trường lớn hơn gấp nhiều lần nằm ở Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước có người Hoa sinh sống. Gần đây, Hoàng Yến cũng đã bán được tổ yến cho người Đức và Úc.
Nhưng, với hàng vạn căn nhà yến đã và đang sắp mọc lên trên khắp Đông Nam Á, liệu thị trường có hấp thụ nổi lượng sản phẩm?
Câu trả lời không nằm ở ý chí của nhà đầu tư hay quy hoạch của các chính phủ. Nó nằm ở một đặc tính đơn giản của sự cân bằng sinh thái. Thuyết cân bằng này cho biết, số lượng chim trên một đơn vị diện tích lãnh thổ sẽ cân bằng với lượng côn trùng sản sinh tự nhiên ở lãnh thổ này. Nếu số lượng chim vượt quá sẽ thiếu thức ăn và đàn chim tự khắc bị giới hạn.
Indonesia và Malaysia với hàng trăm ngàn căn nhà nuôi yến ở mỗi quốc gia đã sắp chạm mốc cân bằng sinh thái này. Chính vì vậy, sản lượng không tăng nhiều trong những năm gần đây. Thậm chí một số vùng ở Indonesia còn chứng kiến sự giảm sút của đàn chim.
Sự cân bằng này cũng khiến nhiều căn nhà nuôi yến tại những vùng như Gò Công (Tiền Giang), Cần Giờ (TP.HCM) hay Sông Đốc (Cà Mau) đã không đạt kết quả như mong đợi.
Tỷ lệ thành công chỉ khoảng 30%, nằm phần lớn tại những căn nhà đã xây đầu tiên trong vùng. Quá nhiều nhà nuôi trong một khu vực đồng nghĩa với tỷ lệ thất bại tăng cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ nên có từ 10 - 20 căn nhà nuôi yến tại một khu vực sẽ cho kết quả cao nhất.
Về khía cạnh quản lý, kinh nghiệm của Malaysia là một bài học đáng lưu tâm. Họ không gõ cửa từng nhà, đếm từng tổ yến để thu thuế, vì điều này gần như không thể thực hiện được. Thay vào đó, họ đánh thuế khoảng 35USD trên mỗi ký tổ yến xuất khẩu.
Do phần lớn sản lượng sản xuất của các nước Đông Nam Á cuối cùng cũng sẽ xuất khẩu, nên đây là cách nhà nước vẫn thu được thuế trong khi người kinh doanh được hoạt động hợp pháp và được bảo vệ.
Với vài ngàn căn nhà ở Việt Nam vào thời điểm tháng 8/2011, chúng ta mới đi được khoảng 30% quãng đường phát triển nghề nuôi yến cho đến khi số lượng nhà yến quá nhiều để đạt hiệu quả cao. Điều này sẽ xảy ra trong vòng khoảng 5 năm tới. Các nhà đầu tư nếu có quan tâm đến nghề này, theo tôi, nên quyết định sớm, hoặc không bao giờ!”.

13 tháng 9, 2011

Bài 1: Nghề nuôi yến: Sao cho bền vững?

Nuôi yến trong nhà là một nghề đặc thù ở vùng Đông Nam Á. Vào năm 2001, Indonesia có 10.000 ngôi nhà yến, Malaysia có 1.000. Mười năm sau, Indonesia đã có khoảng 00.000 nhà, Malaysia là 40.000, và lúc này Thái Lan cũng có 60.000-70.000 nhà. ndonesia là nước có sản lượng yến lớn nhất. Năm 2008, riêng nước này cung cấp 70% nhu cầu tổ yến cho toàn thị trường. Thái Lan đứng thứ hai. Tiếp theo là Malaysia. Năm 2008, nước này sản xuất 25 tấn tổ yến, có giá trị tương đương 1 tỷ RM. Hiện Malaysia đang phấn đấu đạt mức 30% thị trường toàn cầu, tạo ra doanh thu 1,45 tỷ USD vào năm 2020. “Đón” nghề Năm 2008, trọng lượng tổ yến tiêu thụ trên thị trường thế giới là 260 tấn, đạt doanh thu khoảng 4,3 tỷ đô la Mỹ. Thị trường nhập khẩu chính là Hồng Kông chiếm 50% lượng mua bán tổ yến thế giới; cộng đồng người Hoa ở các nước Mỹ, Australia, New Zealand tiêu thụ khoảng 15%; Trung Quốc 8%, Đài Loan 4% và Macao 4%. Riêng năm 2006, các nơi này đã tiêu thụ 160 trên tổng số 200 tấn tổ yến được bán ra trên toàn thế giới. Ngoài ra, tổ yến còn được bán sang các nước Canada, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản, Nam Triều Tiên... Giá bán tổ yến đã sơ chế tại Hồng Kông từ 6.000 - 7.000 USD/kg. Trừ vàng, tổ yến sơ chế đắt hơn bất cứ kim loại nào trên thế giới. Nghề nuôi yến du nhập vào Việt Nam từ năm 2004, phát triển ra các hộ dân năm 2005. Hiện nay, nuôi chim yến tại đây đã dần thành một nghề với khoảng vài ngàn nhà yến, trong đó một số ít hộ gia đình có 5-6 nhà yến. Một nhà nuôi yến thu hoạch trung bình 700-800gr đến 1kg tổ yến mỗi tháng, có nhà thu hơn 10kg/tháng. Tuy nhiên cũng có không ít căn nhà sau một số năm xây dựng, chim vào rất ít, chim con sau khi sinh ra đều bay mất. Qua nhiều năm tham gia hoạt động và theo dõi phát triển của nghề mới này tại Việt Nam, tôi thấy, hiện có khoảng 60-70% nhà yến xây dựng đã có chim vào làm tổ, riêng ở Bình Định đạt đến 80%, nhưng năng suất không đồng đều và phải chỉnh sửa nhiều lần. Các vùng nuôi yến ở Việt Nam có thể tính từ Nghệ An trở vào đến đảo Phú Quốc, Cà Mau. Nhiều nhất là TP.HCM (tính cả Cần Giờ) khoảng vài trăm nhà yến, tiếp đến là Khánh Hòa khoảng 100, Bình Định có 60-70 nhà; sau đó là Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Long Thành, Bình Dương, Đồng Nai..., mỗi tỉnh đều có hàng chục nhà yến. Đầu tư vào nghề này thường là những người Việt Nam có điều kiện kinh tế khá, vì vốn đầu tư ban đầu khá cao, tốc độ hoàn vốn lại chậm. Hiện tại Việt Nam có một số nhà đầu tư nước ngoài như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia. Các nhà đầu tư nước ngoài này thường tự làm nhà yến cho mình, và đã khá thành công. Về đội ngũ nhà thầu tư vấn, ở Việt Nam có khoảng 3-5 nhà tư vấn có tên tuổi, trong đó có những nhà tư vấn tuy không xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nhiều nhà yến do họ làm đều có kết quả tốt. Trong tháng 10/2010, có một chuyên gia tư vấn có uy tín ở Đông Nam Á vào Việt Nam. Ông này dự báo, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 10.000 nhà yến, tức gấp 6-7 lần hiện nay. Chưa ai tính được sản lượng tổ yến của Việt Nam trong năm 2010. Mặc dù vậy có thể đưa ra một tư liệu cụ thể đã được đăng tải chính thức: Huyện Cần Giờ (TP.HCM) có 77 căn nhà nuôi chim yến (với tổng diện tích xây dựng 34.688,4m²), trong đó 17 căn có sản phẩm thu hoạch và 60 căn mới xây dựng, gây nuôi chưa có sản phẩm. Sản lượng thu hoạch của 17 nhà nuôi chim yến ở đây qua các năm như sau: Năm 2008 là 60kg, năm 2009 thu 250kg, năm 2010 thu 400kg. Giá thị trường khoảng 35 triệu đồng/kg yến thô. Như vậy, năm 2010, tổng trị giá tổ yến của Cần Giờ đạt khoảng 14 tỷ đồng. Nhưng để có kết quả này, đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến rất lớn. Hơn nữa, sản lượng này chỉ tập trung vào một số ít nhà. Và “nuôi” nghề Việt Nam nằm trong vùng có điều kiện thiên nhiên thích hợp với chim yến, lại có bờ biển dài, nhiều hồ ao, sông ngòi, cửa sông, là những yếu tố mang lại nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Nhưng, chim yến là một loài sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, có đặc tính sinh học đặc biệt. Vì vậy, nuôi yến hoàn toàn không phải một nghề dễ. Sự phát triển của chim yến có mối quan hệ tỷ lệ thuận với bảo vệ môi trường. Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hủy do đô thị hóa, chim yến có thể sống trong “khách sạn 5 sao”, nhưng thức ăn không đủ, chim buộc phải đi rất xa để kiếm ăn, sự tiêu tốn năng lượng sẽ làm cho số lượng quần đàn giảm xuống. Trong nuôi yến, cần chú ý mối cân bằng sinh học giữa côn trùng – chim yến - con người, nghĩa là cần nghĩ đến sự cân bằng giữa lượng thức ăn có trong tự nhiên với tổng đàn yến và số nhà yến mà con người xây dựng. Có thể nêu một ví dụ về cân bằng sinh học ảnh hưởng đến sản lượng: Trong khi tại Indonesia, Malaysia, tỷ lệ thất bại của nuôi yến trong nhà là 40% thì tại Philippines, tỷ lệ thành công là 83%. Lý do tỷ lệ thất bại ở Indonesia và Malaysia khá cao là vì số trại và nhà nuôi yến phát triển nhanh hơn số lượng chim. Indonesia có công nghệ nuôi yến trong nhà rất phát triển, nhưng thất thu một phần vì nuôi yến thiếu kiểm soát. Ngoài ra, cần biết một đặc điểm của loài yến là phân bố không đồng đều. Ở Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa có rất nhiều hang yến, nhưng mỗi tỉnh chỉ có một hang có sản lượng cao nhất đạt 60-70% sản lượng tổ của mỗi tỉnh. Trong nghề nuôi yến, cơ hội thành công nhiều nhất là xây nhà ở gần nhà có nhiều yến (trung tâm yến) hoặc gần đảo yến (cách khoảng 10km trở xuống là tốt nhất). Ngày nay, người ta có thể sử dụng máy gọi chim và quan sát đường chim bay, vùng chim kiếm mồi để xem sau thời gian bao lâu thì gọi được bao nhiêu chim về, từ đó xác định địa điểm xây dựng. Chim yến có thói quen trở về nơi mà nó sinh ra, nhất là chim bố mẹ, nên thường chỉ dụ được chim con. Vì vậy, ở khu vực có nhiều nhà yến thì nhà mới xây dựng cần phải có kỹ thuật cao, như băng tiếng gọi bầy đàn tốt nhất, chất dẫn dụ tốt, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng phải thật phù hợp với yêu cầu sinh lý sinh thái của chim, thì chim mới vào nhiều và ở lại. Nếu không, chim sinh con ra trong nhà đó cũng sẽ lại đi sang các nhà khác có điều kiện tốt hơn. Quy hoạch những vùng nuôi yến cách xa thành phố là cách tốt nhất để vừa phát triển đàn yến, tăng sản lượng tổ yến khai thác, vừa bảo vệ môi trường sống của con người. Hiện nay ở Việt Nam đã có các khu nuôi yến tập trung như ở xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ, TP.HCM). Tỉnh Ninh Thuận cũng mới có dự án quy hoạch nuôi yến tập trung hai bên bờ sông Dinh. Một xu hướng mới hiện nay ở nước ngoài là hình thành các khu nuôi yến tập trung trong vườn sinh thái Ecopark, với yêu cầu là ở xa khu dân cư 10-50 km. Hiện Malaysia có 20 dự án nuôi yến như vậy, trong đó Ecopark tại Johor Baruh có 100 đơn vị nhà yến, kích thước mỗi đơn vị khoảng 6 x 22m. Ở Indonesia, các khu nuôi yến tập trung nhiều tại vùng nông thôn và hải đảo. Việt Nam có nhiều đảo, có thể quy hoạch nuôi yến trên một số đảo. Mô hình xây dựng nhà yến trên đảo đã hoàn tất. Theo tổng kết đề tài năm 2008, nhà yến đảo Bình Định đã có mấy chục tổ yến. Mô hình xây nhà nuôi yến trên đảo ở Việt Nam đã chứng minh chim yến đảo có thể vào nhà sống bình thường khi ta tạo dựng điều kiện sinh thái phù hợp cho nó. Để nghề nuôi yến phát triển bền vững, nuôi côn trùng cũng là một hướng đang được bổ cứu hiện nay. Một số nước trong vùng đã hoàn thiện kỹ thuật xây nhà nuôi côn trùng sát nhà yến. Ngoài ra cần phải trồng thêm các loài cây mà yến yêu thích và bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển. Thái Lan đã bảo tồn được khu rừng ngập mặn nên đàn chim yến của Thái Lan phát triển rất nhanh. Sự thành công về nghề yến của các nước Đông Nam Á đã phát triển đến mức hình thành các tổ chức ngành nghề, như Hiệp hội các nhà nuôi yến, Hiệp hội thương mại tổ yến, để những người có cùng sự quan tâm có thể trao đổi thông tin thương mại, kỹ thuật, điều hòa hoạt động… PGS-TS. NGUYỄN KHOA DIỆU THU

23 tháng 8, 2011

Yến sào Hội An Tác giả: Khánh Linh

VỚI hàm lượng dinh dưỡng cao, yến sào từ lâu đã trở thành “cao lương mỹ vị” không phải ai cũng có may mắn được thưởng thức. Cùng với yến sào Khánh Hòa, Bình Định, yến sào Hội An với lịch sử gần hai trăm năm đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Khai thác, tiêu thụ, tối đa hóa doanh thu sản phẩm yến sào Hội An luôn đòi hỏi có những giải pháp phù hợp.


Khai thác tổ yến ở Cù Lao Chàm. Ảnh: Khánh Linh
Yến sào hay còn gọi là tổ yến được chim yến dùng lưỡi xây lên từ tuyến nước bọt của mình. Nước bọt chim tiết ra có dạng chất sợi trong suốt khi gặp không khí sẽ khô cứng lại. Khi chiếc tổ đã hoàn thành, chim bố mẹ nằm vào trong tiếp tục quẹt nước bọt lên mép tổ và lòng tổ tạo ra một lớp xốp mịn để đẻ trứng. Tổ yến thường có màu trắng hoặc hồng, đỏ, trọng lượng từ 10 - 18 gram và nằm cheo leo trên các vách hang đá. Ở Việt Nam, chim yến phân bố ở các đảo trong vịnh Hạ Long, Quảng Bình, Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Quảng Ngãi (Sa Huỳnh), Bình Định (bán đảo Phương Mai), Khánh Hòa, Phan Rang, Kiên Giang và Vũng Tàu, Côn Đảo.... Tuy nhiên chỉ ở các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa số lượng chim yến cho tổ “yến sào” ăn được là nhiều nhất.
Tại Quảng Nam, chim yến chỉ có ở đảo Cù Lao Chàm, số lượng khoảng vài trăm ngàn con, tập trung làm tổ tại 7 điểm chính là hang Cả, hang Tò Vò, hang Tai (gồm 2 hang lớn và nhỏ), hang Khô, hang Trăng và hang Kỳ Châu. Mỗi năm Đội quản lý và khai thác yến sào Hội An tiến hành khai thác 2 đợt, lần thứ nhất trong khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Tư và lần thứ hai bắt đầu từ khoảng cuối tháng Tám. Thời gian mỗi đợt khai thác khoảng 7 ngày là kết thúc, các tháng còn lại chủ yếu để dưỡng đàn chim.
Hiện đội có 75 công nhân chủ yếu từ đất liền ra, ngoài thời gian khai thác tổ yến những công nhân này phải túc trực thường xuyên để theo dõi đàn, vệ sinh môi trường, giữ độ ẩm cho hang, tạo điều kiện cho chim tăng đàn … Theo ông Lê Kính, người có 23 năm làm nghề khai thác yến tại đảo cho biết: nghề khai thác yến là công việc vất vả và nguy hiểm, ngoài việc thu hoạch các tổ yến cheo leo trên vách hang cao hàng chục mét, thời gian còn lại hầu như phải túc trực tại đảo để bảo vệ đàn chim nhưng thu nhập của công nhân chỉ khoảng 6-7 triệu đồng/tháng “nếu không phải vì yêu nghề thì không phải ai cũng làm được”, ông Bình tâm sự.
Yến sào sau khi được khai thác sẽ được phân thành 9 loại là yến huyết; yến quang; yến thiên; yến bày; yến mảnh; yến xơ huyết trắng; yến xơ huyết đen; yến vàng; yến vụn, yến cám. Trong đó yến huyết có giá cao nhất khoảng 6.000 USD/kg và thấp nhất là yến cám khoảng 1.000 USD/kg. Đầu mỗi tiêu thụ chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ Đài Loan, Hồng Kông, Singapo đấu giá mua, doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 20% sản phẩm.
Ông Trương Minh Vũ, đội phó Đội quản lý và khai thác yến sào Hội An cho biết, so với yến sào nơi khác, yến sào Hội An được đánh giá chất lượng cao hơn vì nấu không nát, tổ to, dày và hàm lượng dinh dưỡng rất cao; tuy nhiên do sản phẩm được bán dưới dạng thô nên vẫn chưa thể thu tối đa lợi nhuận. Riêng năm 2010 tổng sản lượng tổ yến khai thác khoảng 1 tấn, doanh thu 80 tỷ đồng. Ông Vũ cho rằng, doanh thu như vậy vẫn còn thấp so với giá trị thật của tổ yến, thời gian tới nếu có sự đầu tư về dây chuyền sản xuất và chế biến như làm thực phẩm (nước yến, chè yến, súp yến…) và mở những tour tham quan du lịch tại các đảo yến… doanh thu chắc chắn sẽ tăng cao hơn.
Yến sào là một sản phẩm có giá trị cao nên việc khai thác chế biến, bảo vệ, phát triển bầy đàn luôn là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, để đa dạng hóa sản phẩm mang lại doanh thu nhiều nhất cần có sự đầu tư hợp lý nếu không muốn để lãng phí thất thoát nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm này.

TRIỂN VỌNG NGHỀ NUÔI YẾN TRONG NHÀ

Hiện giá 1kg tổ yến Nuôi dao động khoảng 32 triệu, nếu làm sạch, có giá đến 42 triệu đồng. Đây là nguồn lợi nhuận rất cao mà các ngành nghề khác khó có thể sánh. Diện tích lắp đặt 100 m2 Yến nuôi sau một năm thường cho thu hoạch trên dưới 1kg/tháng.
Xưa kia, ai cũng nghĩ rằng, chim yến chỉ sinh sống và làm tổ ngoài đảo khơi, nhưng gần đây đã có nhiều gia đình nuôi yến ngay tại nhà mình như ở TP.HCM, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang, các tỉnh Ven biển Miền Trung… Nghề nuôi yến đang mở ra một hướng đi đầy triển vọng.
Vùng ven biển là nơi thoáng đãng, khí hậu trong lành, nhiều phù du và côn trùng. Đó là những yếu tố thích hợp giúp cho chim yến tìm đến cư trú. Chúng thường sống có đôi, mỗi năm thường đẻ ba lần, mỗi lần 2 trứng. Loài chim này không thể đậu trên cành mà mỗi khi đáp xuống chúng chỉ treo mình trên vách đá hoặc tường nhà bằng đôi chân ngắn, nhỏ.
Riêng tại Đà nẵng đã có một số mô hình nuôi nhỏ lẻ: trên đường 2/9, Phó Đức Chính, Điện Biên Phủ, Ngô Quyền, Phan tứ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Thọ,Ngũ hành sơn, Hội an… đạt hiệu quả kinh tế cao. Khảo sát cho thấy: vùng Ngũ hành sơn, Nam Cẩm lệ, Sơn trà, Hòa vang, dọc Quốc lộ 1A về hướng Tam kỳ…là một số nơi xuất hiện nhiều chim yến.
Công phu sản xuất “vàng trắng”
Hiện nay, Mô hình nuôi chim yến tại Việt nam: dùng phương pháp dẫn dụ. Trước hết phải nhờ tư vấn, thiết kế sao cho ngôi nhà đúng qui cách, rồi dùng máy phát ra âm thanh gọi bầy để dụ yến về.
Muốn cho yến làm tổ, trước hết phải làm một cái tổ giả y như thật, yến tưởng tổ của chúng mới chịu vào ở. Làm một căn nhà ba tầng, lắp đặt hệ thống thiết bị dụ chim trong tự nhiên về làm tổ, sau 1 năm nếu dụ được 50 - 60 cặp yến về ở coi như thành công.
Chọn âm thanh dụ Yến, Khi những con yến trưởng thành nhận được tín hiệu phát ra từ đĩa “dụ” Yến, chúng sẽ tự động tách bầy. Lúc đầu chúng chỉ thám thính, sau đó mới quay lại tìm chỗ “cư trú” và sống với nhau thành đàn.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn nuôi chim yến, bí quyết để thành công trong việc dẫn dụ chim yến:
• Kỹ thuật dẫn dụ yến vào nhà
• Môi trường phải thoáng mát, sạch, yên tĩnh, ít người lui tới, trừ lúc làm vệ sinh hoặc chăm sóc các tổ chim non.
• Những khung cây, ván chuyên dụng dành cho chim làm tổ phải mềm và tuyệt đối không có mùi khác thường.
• Yến làm tổ bằng chính nước bọt của chúng tiết ra rồi tự kéo thành sợi nhỏ, cuộn lại giống hình vỏ sò gọi là yến sào (tổ yến). Sau khi chế biến, nó sẽ trở thành một loại thực phẩm quý hiếm mà xưa kia đã từng được xếp vào hàng “bát trân”. Nghề lấy tổ yến ngoài biển đảo rất vất vả vì phải leo lên giàn giáo thật nguy hiểm, còn tổ yến trong nhà rất dễ khai thác, chỉ cần biết bóc tách sao cho tổ còn nguyên vẹn là được.
Ông Mười Thiết – Tiền Giang tiết lộ, nghề nuôi yến hiện nay lợi nhuận rất cao nhưng muốn thành công, người nuôi phải say mê và nắm vững kỹ thuật, nhất là môi trường xung quanh phải ổn định. Đặc biệt, thời gian khai thác phải hợp lý, tránh lấy tổ lúc chim mới đẻ trứng hoặc con vừa mới nở.
GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ NUÔI YẾN TRONG NHÀ
I. Điều kiện nuôi:
1/ Nhà có DT 50m2 trở lên, nhà nuôi yến thành phố phải bằng hoặc cao hơn nhà xung quanh nhà kế bên, phải có chuồng cu lượn cho yến lượn, nhà vùng quê thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn hơn.
2/ Nhà tận dụng hoặc nâng tầng để nuôi, người bên công ty đến khảo sát thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lổ thông thoáng mát đúng qui cách, và kiểm tra hướng chim ra vào theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. (Ví dụ: với căn nhà một trệt, một lầu. Tầng trệt dùng làm phòng giao dịch, tầng lầu tiến hành nuôi chim yến vẫn tốt.)
3/ Nếu nhà xây mới phần xây dựng nuôi chim bên công ty đến hướng dẫn trong quá trình xây dựng đúng qui trình nuôi chim yến, theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ.
Qua tìm hiểu, hiện các thành phố và các huyện trong nhiều tỉnh có nhiều gia đình nuôi chim yến để lấy tổ... Việc nuôi chim yến của người dân hầu hết, không thực hiện theo công nghệ, Chủ nuôi chim yến đã dụ chim yến tự nhiên về nhà và cũng nuôi yến trong môi trường tự nhiên. Nhưng thực tế hiệu quả chưa cao. Vì chưa tạo không gian nhà nuôi chưa thoáng và điều kiện thuần cho yến thích nghi,
Chuyển giao công nghệ nuôi chim yến trong nhà: Đây là một mô hình kinh doanh mới tại khu vực ven biển miền Trung - là một môi trường lý trưởng thích nghi nhất cho yến sào.
Mô hình nuôi chim yến tại nhà là nghề mới đầy sức hấp dẫn, hiệu quả kinh tế cao, chỉ cần đầu tư một lần, không phải đầu tư giống, thức ăn chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh... Nuôi yến còn có lợi ích về môi trường, bởi yến sống hoang dã, thức ăn của chúng là các loại sâu bọ, côn trùng gây hại cho sản xuất nông nghiệp, chưa kể còn có thể phát triển du lịch.
Hiện nay công ty đã chuyển giao công nghệ nuôi yến cho một số hộ gia đình ở thành phố từ Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Phan Thiết , Đồng Nai, Bình Dương , Thành phố HCM, Long An, Tiền Giang... kỹ thuật nhân tạo để tạo dựng trong nhà một môi trường thiên nhiên hoang dã như tạo hang hốc, phòng tối, xử lý ánh sáng vừa phải, lắp đặt hệ thống phun sương, tạo mưa, dụ chim yến về sinh sống và làm tổ, sử dụng máy gọi âm thanh theo tiếng bầy đàn của chim yến...
II. Ngôi nhà Chim Yến lý tưởng.
1. Căn nhà Chim Yến rộng, nên gần vùng có nhiều cây, đầm ao hồ …(trung vùng kiếm ăn bán kính 30km), không có cây cao quá lỗ chim vào, sàn của mỗi tầng lớn (lý tưởng 300m2/sàn – 12x25), chim Yến có thể lượn dễ dàng và mang lại cho ta năng suất tổ Yến rất cao, trung bình 6m2/ 1kg. Đặc biệt gần sông nước và trước lỗ ra vào có tạo hệ thống phun sương là rất thích hợp cho chim Yến.
2. Khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới 50cm là khoảng cách lý tưởng.
3. Khoảng cách lỗ ra vào ta dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể (20x30 cm) – (40x60 cm) (40x80 cm ) tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp …
4. Khoảng cách của thanh làm tổ và cách đóng, khoảng cách ô lý tưởng (30x90)cm hoặc (30x100)cm nhưng tùy vào khổ ván (theo chiều rộng).
5. Thanh làm tổ cho Chim cũng rất quan trọng, không nên sử dụng gỗ chưa đuợc nghiên cứu như: gỗ xoài, ổi, bạch đàn, cừ tràm…Đặc biệt một số bà con tự nghiên cứu mày mò và đóng những loại gỗ mà gia đình có sẵn hoặc mua những loại gỗ không phù hợp với đặc điểm của nhà Yến. Dẫn đến chim không những ít vào ở mà còn tốn kém chi phí rất cao khi phải khắc phục lại để đạt hiệu quả thực sự như mong muốn. Chính vì thế chúng ta phải lưu ý và sử dụng thanh làm tổ chuyên dụng.
III. Những nguyên vật liệu phụ dẫn dụ nhà Yến.
1. Tổ giả: Tùy vào từng điều kiện, môi trường đầu tư hoặc căn cứ vào mùa mình bắt đầu đầu tư để cân nhắc nên hay không nên đóng một số ít tổ giả xung quanh một số loa được gắn bên trong nhà. Chúng ta không nên lạm dụng sử dụng tổ giả nếu chúng ta chưa hiểu hết tác dụng của nó đối với bản chất sinh sống của loài chim Yến, Yến sẽ có cảm giác khó chịu, giảm hiệu quả bầy đàn cũng như năng suất làm tổ…
2. Loa trong nhà: Việc thiết kế và bố trí hệ thống loa trong nhà là rất quan trọng. Hệ thống phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm trong ngày và đêm. Đặc biệt việc bố trí hợp lý để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả nhưng phải tiết kiệm tối đa khi chúng ta đầu tư. Tránh việc chúng ta tìm hiểu qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn, tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì bầy đàn của Yến...
3. Khử mùi: Căn cứ vào từng vùng và mật độ Yến và khả năng đầu tư ban đầu để chúng ta sử dụng đúng loại mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn hợp lý để tạo môi trường thân thiện và làm cho Yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Sử dụng Chất lỏng phun xung quanh tường, bột khô rải sàn nhà…
4. Loa ngoài: Dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim, có nhiều cách sử dụng giàn máy tự động và cài đặt các chế độ hợp lý theo từng chương trình hẹn giờ để thu hút chim được hiệu quả. Mặt khác, nhằm hạn chế tối đa về việc ảnh hưởng từ tiếng thu hút chim đến các gia đình bên cạnh và môi trường xung quanh. Căn cứ vào các vùng miền và mức độ, điều kiện thuận lợi của những bầy đàn hoặc khu vực mà chúng ta đầu tư để thiết kế công suất máy phát hợp lý để đạt hiệu quả thu hút và dẫn dụ chim về.
5. Cây tạo côn trùng: Trồng các loại cây để tạo côn trùng cho chim thích như: cây Sung, cây Táo nhơn. Cây được trồng xung quanh nhà hoặc vùng bay lượn của chim. Làm như thế sẽ thu hút được Yến về rất đông (ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng – nếu cần).
6. Máy phun sương: Nhằm giữ nhiệt độ và độ bên trong nhà chim (60-95% / 26 – 310 ).

Tóm lại, theo kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và xây dựng nhà Yến chúng tôi mạnh dạn khuyến cáo: Muốn xây dựng nhà Yến phải hội tụ những yếu tố nhất định: bản vẽ, thiết kế đầy đủ, lỗ ra vào, thông tầng, thông hơi, chia phòng, đóng thanh làm tổ, môi trường xung quanh nhà Yến... Không nên theo một khuôn mẫu chung nào mà phải tính toán cho phù hợp từng khu vực, từng vùng để đưa ra bài toán đầu tư cho hợp lý. Phải phân tích từng chi tiết, không được chủ quan. Tránh việc dẫn đến các thất bại từ tác động ngoại cảnh do thời tiết theo mùa, thất thường làm thay đổi nhiệt độ đột ngột ảnh hưởng đến môi trường sống cho Yến, cũng như ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho Yến... Ngoài ra chúng ta cũng phải đặc biệt chú ý đến kết cấu xây dựng nhà cho Yến tại các vùng, miền khác nhau do thường có mưa, bão nhiều và nhiệt độ thời tiết thay đổi liên tục...
IV. những yếu tố nguy hiểm: dịch hại và động xâm hại chúng
1. Các loài chim: Chim đại bàng, cú mèo, quạ, bồ câu…tốt nhất không nên để chúng bay xung quanh ngôi nhà yến, nếu thấy phải xua đuổi, không để chúng xâm nhập lại gần
2. Chuột: Chim yến rất sợ loại chuột, nếu chuột vào yến sẽ bay đi nơi khác nên bằng mọi cách phải ngăn chặn chúng từ mọi ngõ ngách để chúng không có cơ hội vào được(thấy là diệt).
3. Dơi: Rất hôi & luôn quấy động, thậm chí chúng còn ăn trứng và yến con, có nhiều nhất là mùa khô và yến bay đi nơi khác.
4. Rệp: Là loại rất hôi, khi đóng gỗ tạo ra khe hở trên trần sẽ tạo điều kiện cho chúng sống và phát triển ,yến khó chịu, ko làm tổ.
5. Nhện: Lưu ý lỗ ra vào có nhện và gián hay không, nếu có phải quét dọn ngay nếu không sẽ làm ảnh hưởng đường bay của yến.

V. Những cách bảo vệ cho Yến
+ Lắp đặt hệ thống quan sát (camera) trong và ngoài nhà Yến để đảm bảo vệc giám sát các mối nguy hại cho nhà Yến từ con người cũng như các tác nhân liên quan khác.
+ Tốt nhất, cửa ra vào nhà Yến dành cho người phải dày 1 đến 2 lớp và nên trang bị các loại khóa tốt để chống trộm.
+ Xây tường bao xung quanh nhà Yến… phải có bảo vệ nếu gia chủ có đầu tư xa vị trí nhà ở của mình.

VI. Công nghệ nuôi Yến Malaysia
Nghề nuôi Yến đã có lịch sử phát triển hơn 100 năm tại Indonexia và Malaysia, và nó đã trở thành một ngành kinh tế mạnh của hai nước này. Riêng Việt nam, môi trường tự nhiên thuận lợi, Yến cũng tập trung sinh sống nhiều ở các vùng đảo, Chất lượng tổ yến được đánh giá cao nhưng sự phát triển của “ngành” nuôi Yến tại Việt nam mới chỉ thực sự khoảng 10 năm trở lại đây. Một tiền lực khai thác Yến tự nhiên thành Yến nhà còn rất mạnh.
Qua kinh nghiệm lắp đặt và chuyển giao công nghê chúng tôi nhận thấy Công nghệ Yến nuôi của Malaysia có hiệu của hơn các công nghệ khác: thời gian dẫn dụ Yến về nhanh hơn, tạo môi trường ổn định hơn cho chim Yến.
Do vậy, công ty chúng tôi đã lực chọn áp dụng công nghệ Malaysia để tư vấn và chuyển giao cho khách hàng của mình với phương châm lấy chữ “Tín” làm đầu trong công việc kinh doanh của công ty.

Quý vị cần hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ PHAN HƯNG THỊNH
Add: 72 Huỳnh Tấn Phát , P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Tel: 0511.6255.417 – 6255.418 Fax: 0511.6255.418 MST: 0401416968
Mr: Phạm Quốc Trí - 0918.185.183 Email:Phanhungthinh04@gmail.com
Mr: Nguyễn Anh Tuấn – 0909.44.65.30 Email: Anhtuan2507@gmail.com.
Mr: Mai N.Duy Quang - 0985.244.555 Email: Phanhungthinh01@gmail.com
Mr: Nguyễn Cao Quý - 0986.707.808 Email: Phanhungthinh02@gmail.com
Ms: Lê Minh Châu – 0908.069.976 Email: Phanhungthinhdn@gmail.com

ĐÀ NẴNG: GIẤC MƠ YẾN SÀO – nguồn tin: Báo Đà nẵng ngày 14/6/2011 của Tú Phương

Nuôi yến gần 3 năm nay, kiến trúc sư Nguyễn Minh Sơn (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) ấp ủ giấc mơ thành phố bên sông Hàn sẽ có thương hiệu yến sào, như Hội An (Quảng Nam) và Khánh Hòa.
Yến chao liệng rợp trời mỗi khi ra khỏi tổ và trở về.
Gọi yến
Đến bây giờ, anh Sơn cũng không hiểu loài chim nhỏ cánh đen, bụng xám đã hấp dẫn anh từ lúc nào. Ngày ngày nhìn đàn yến râm ran chao liệng rợp trời khi ra khỏi tổ vào mỗi sáng và trở về lúc chiều tà, anh Sơn lại thấy lâng lâng hạnh phúc. Anh thường dùng vòi nước bắn tung tóe lên cao để yến mỗi lần trở về đều có thể bay lượn nhiều vòng và tắm mát trước khi chui vào tổ.
Mất thời gian khá dài để nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật nuôi yến ở trong nước cũng như tại Malaysia, Thái Lan, đồng thời khảo sát vị trí nhà có yến bay qua, anh Sơn mới mạnh dạn thực hiện ý tưởng của mình. Ngôi nhà kiến trúc Pháp 2 tầng ở đường Trưng Nữ Vương do anh thiết kế nay vừa là tổ ấm của anh, vừa là nơi trú ngụ của hơn 1.000 chim yến. Tầng một là nơi ở, tầng hai là “đảo yến” mà ngoài chủ nhân, hiếm ai được “mục kích” không gian đặc biệt này.
Anh Sơn cho biết các nhà nuôi yến tại Đà Nẵng đều thu hút chim từ Cù lao Chàm, nhưng việc dẫn dụ được loài chim biển này không hề đơn giản. Bản chất của yến đảo hoang dã và không thích sống trong nhà nên đòi hỏi phải nghiên cứu tỉ mỉ về vị trí nhà, môi trường và cần có “bí quyết” gọi chúng. Ngoài việc có cơ sở hạ tầng, còn phải bảo đảm đầy đủ điều kiện về không gian ẩm, tạo mùi, máy điều hòa nhiệt độ, cửa bay ra và bay vào, hệ thống camera… Tiền đầu tư lên đến gần 2 tỷ đồng cũng đủ để anh Sơn chóng mặt, nhưng trót đam mê nên không thể bỏ cuộc. Anh Sơn ra tận Cù lao Chàm để thu trực tiếp tiếng kêu của yến đảo.
Ba tháng sau, yến bắt đầu bay vào nhà anh. Sáu tháng sau, chim thành bầy. Cứ thế, số lượng chim yến kéo nhau về làm tổ và sinh sản tăng dần lên.
Hiện ở Đà Nẵng, việc nuôi yến chưa phổ biến và hoàn toàn tự phát nên mỗi người có cách dẫn dụ riêng, việc xây nhà nuôi yến cũng khác nhau. Có người dùng tầng nhà cao nhất làm “đảo yến”, đồng thời gọi yến bằng cách tạo mùi và âm thanh thu được của loài chim này ở Khánh Hòa. Cũng có người đang xây nhà cao tầng thì tình cờ yến vào, thế là ngẫu nhiên sống chung với yến.
Giấc mơ thương hiệu
Ngày qua ngày, bầy yến dùng nước bọt xây nên những chiếc tổ và được gọi là yến sào. Tổ yến là sản vật quý, cũng là vị thuốc được tôn vinh như thần dược mà ngày xưa chỉ có vua chúa mới dùng.
Theo anh Sơn, nuôi yến thu nguồn lợi rất lớn nhưng tỷ lệ rủi ro lại cao. “Nếu nuôi yến theo phong trào, nghĩ đến lợi nhuận mà bỏ qua những vấn đề về kỹ thuật thì rất dễ thất bại. Làm nhà xong, gọi yến thì chưa hẳn yến vào, nếu vào rồi cũng chưa chắc ở lại”, anh Sơn tâm sự. Yến sào Hội An hiện có giá trung bình 70 triệu đồng/kg; yến sào Khánh Hòa loại nguyên tổ hơn 60 triệu đồng/kg, loại yến huyết hơn 160 triệu đồng/kg, đắt gấp đôi so với yến của miền Nam.
Đến nay, anh Sơn chỉ đơn thuần dùng tổ yến làm quà tặng bạn bè, người thân, nhưng anh hy vọng sự đam mê và nỗ lực của mình sẽ giúp mang lại hiệu quả lớn trong tương lai. Trang trại nuôi yến của anh Sơn tại thị trấn Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cũng là nơi trú ngụ của gần 1.000 chim yến. Anh Sơn mong muốn Đà Nẵng sẽ có Hội những người yêu thích chim yến để chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau xây dựng, phát triển thương hiệu yến sào ở thành phố này. Anh cũng đang nghiên cứu mô hình kiến trúc nhà chim phù hợp với từng không gian sinh thái. “Đà Nẵng có sông, núi, biển và hội tụ nhiều yếu tố khác để phát triển mạnh du lịch. Việc có thương hiệu yến sào Đà Nẵng sẽ góp thêm một đặc sản làm quà cho du khách”, anh Sơn nói.

19 tháng 8, 2011

Swiftlet City in Vietnam - Lang nghe nuoi yen o Viet Nam

Chim yến Đà nẵng 12.10.2010

nuôi chim yến huyện cần giờ.mp4

gioi thieu nuoi chim yen

sarang koloni walet

Bên trong nhà yến 1

VNTV: Lợi ích của Tổ Yến

Cach Che Bien to Yen

Yên kiếm ăn

Nhà nuôi yến (cấp 4) ghi hình 15 12 2010

Jasin bird house

Bên trong nhà Yến

Clip goi yến

Chim yến Đà nẵng 12.10.2010

Clip nuôi chim yến trong nhà

18 tháng 8, 2011

Lễ hội cúng Tổ nghề Yến diễn ra tại xã đảo Tân Hiệp - Cù lao Chàm, thị xã Hội An và kéo dài đến 7-4 với các nghi thức tỏ lòng biết ơn Tổ nghề cùng nhiều hoạt động vui chơi với mong ước một mùa thu hoạch thắng lợi. Lần đầu tiên Lễ hội này được đưa vào chương trình hoạt động mang tính quốc gia của Năm Du lịch Quảng Nam 2006. Đông đảo du khách trong và ngoài nước đã vượt gần 20 km từ đất liền ra đảo xanh Cù lao Chàm tham dự. Mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, lễ cúng Tổ nghề Yến được tổ chức chính thức tại Miếu Tổ nghề tại Thôn Bãi Hương (Cù lao Chàm). Phần lễ được tiến hành theo đúng các nghi thức truyền thống với cúng lễ túc, cúng cầu an, tế Tổ nghề. Phần hội kéo dài suốt 2 ngày với các cuộc thi đấu và các trò chơi mang đầy tính văn hóa thu hút không chỉ cư dân xã đảo mà cả du khách cũng hào hứng tham gia. Cù lao Chàm là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài chim Yến hàng - Collocalia Fuciphaga Genmaini Oustalet, thuộc phân giống Yến hông xám (Swiftlets), giống Collocalia, họ Apodidac, bộ Yến Apdiformes. Chim Yến có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hông và bụng màu xám, toàn thân nâu đen; cánh dài ( 115-125mm), vút nhọn, bay rất khoẻ, đuôi ngắn, chẻ đôi; mỏ ngắn, dẹp, có thể há rất rộng. Hàng năm, vào cuối tháng 11 âm lịch, yến bắt đầu làm tổ theo một cách rất độc đáo: yến nhả nước bọt thành những dãi trắng lên những vách đá cheo leo của các hang động trên đảo. Dãi yến mới nhả ra có màu trắng phớt hồng, gặp gió quánh lại, chuyển thành màu trắng đục. Tổ chim yến thường được gọi là yến sào hay tai yến. Yến đẻ trứng, ấp trứng và nuôi cho đến khi chim con đủ sức tự bay đi kiếm mồi. Tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 36-52% protein và là một nguồn dược liệu rất quý. Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ khí huyết, tráng dương, ổn định thần kinh, chống lão hoá, làm đẹp nước da và có thể ngăn ngừa, thậm chí chữa được nhiều loại bệnh nan y như lao phổi, hen suyễn, viêm xương...Chính vì vậy, yến sào là loại hàng hoá hiếm quý, đắt giá trên thị trường từ xưa đến nay. Nhiều nguồn tư liệu cho biết, từ trước thế kỷ 18, người Trung Quốc đã biết đến giá trị của yến sào. Một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có người Chàm cũng đã biết khai thác nguồn đặc sản này trên các hang đảo nằm ở vùng biển quốc gia... Ở Hội An, một ông lão họ Trần tình cờ phát hiện ra tổ yến sau đó tổ chức khai thác và nộp thuế. Vì thế, các chúa Nguyễn (từ thế kỷ 17) đã cho lập “Đội Thanh Châu”, thực chất là giao cho dân làng Thanh Châu (Hội An) khai thác yến sào ở vùng đảo Cù lao Chàm và nộp thuế hàng năm cho nhà nước. Sau này, mở rộng vào các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa. Khai thác yến sào phải leo lên các vách đá cheo leo, hiểm trở, bên dưới là mặt nước biển ăn sâu vào hang sâu, nếu sơ sẩy, người thợ khai thác khó an toàn tính mạng. Ở Cù lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai...Việc khai thác yến sào ở Hội An hiện nay do Đội Khai thác Yến, trực thuộc UBND Thị xã phụ trách. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ ( vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch). Tổ yến sau khi khai thác, mang về làm sạch bằng cách lấy dao nhọn hoặc nhíp nhặt hết lông, phân chim, rêu và bùn đất. Phải hàng hai chục công nhân làm trong vài ngày. Sau đó phân thành các hạng căn cứ theo kích thước màu sắc, khối lượng gồm: Yến huyết, yến thiên, yến quang, yến bài, yến địa, yến vụn. Giá yến bình quân 3.000USD/kg. Là chủ nhân của nguồn thực phẩm to lớn này, nhiều năm qua, chính quyền Hội An không ngừng cải tiến quy trình, phương tiện, công cụ, kinh nghiệm chăm sóc chim, khai thác tổ của tiền nhân. Các hang đều được bảo vệ, làm vệ sinh trước mỗi mùa sinh sản của chim. Các vách đá được bịt kín các khe nứt, tạo hang nhân tạo, tránh dột nước ướt tổ, tăng diện tích vách đá cho chim làm tổ... Nếu các thế kỷ trước, yến sào là sản vật xuất khẩu chiến lược của đô thị thương cảng Hội An thì hiện nay vẫn là mặt hàng xuất khẩu số một, từng chiếm trên 20% tổng thu nhập quốc dân của Hội An. Trong lễ hội cúng Tổ nghề Yến năm nay, ngoài các hoạt động văn hoá thể thao như đua thuyền ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, thi lắc thúng chai, các trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ đất liền, hải đảo..., Hội An còn tập trung đầu tư xây dựng các tour tham quan khám phá Cù lao Chàm - đảo xanh quyến rũ; tham quan thắng cảnh biển đảo và các di tích; tham quan san hô và sinh vật biển bằng tàu đáy kính, thúng đáy kính; lặn biển; du lịch nghỉ dưỡng (tắm biển, sinh hoạt lửa trại, ngủ lều du ngoạn, ngủ nhà sàn). Du khách còn được thưởng thức “ Món ngon Cù lao Chàm” với các đặc sản biển như cua đá, vú xao, vú nàng..., rượu trứng yến, rượu hải sâm, rượu bào ngư... Đặc biệt, lần đầu tiên kể từ vài trăm năm qua, khách được đặt chân lên Hang Tò Vò để xem hang yến, tổ yến, cách khai thác yến của công nhân. Đặc biệt hơn nữa, lần đầu tiên, món yến chưng hạt sen được chế biến để mời gọi du khách thưởng thức. Ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND Thị xã Hội An cho biết, khách có thể mua Yến sào làm quà với giá 4.750.000đồng/lạng yến Bài hoặc thưởng thức món yến chưng hạt sen với giá đã có khuyến mãi (30%) là 100.000đồng/ tiềm và 50.000đồng/nửa tiềm. (Chỉ riêng Công ty TNHH Lê Nguyễn đã đăng ký 40 suất yến chưng hạt sen cho đoàn khách của đơn vị mình ( đến từ Na Uy, Đan Mạch). Lễ hội cúng Tổ nghề Yến tại Cù lao Chàm mang đậm chất văn hoá dân gian, được đa dạng hoá bằng các dịch vụ trong Năm Du lịch Quốc gia Quảng Nam năm nay mở đầu cho những chương trình, những tour du lịch mới đầy hấp dẫn trong thời gian đến.(dulich)