--------------------- Tư vấn - Thiết kế - Lắp đặt và chuyển giao công nghệ nuôi Chim Yến trong nhà --------------------
VPMN: 35 đường số 10, KP4, P.HBC, Q.Thủ Đức,TP.HCM ----- VPMT: 313 Lê Thanh Nghị,Q.Hải Châu, Đà Nẵng
Tel: 0511.6255.417 - 6255.418 - Fax: 0511.6255.418 *Hotline: 0917.44.65.30 *Email:Phanhungthinhdn@gmail.com

30 tháng 5, 2012

Người nuôi chim yến theo hình thức công nghiệp. (24/04/2012)

Đó là ông Huỳnh Kim Lập, ở TP. Quảng Ngãi. Tuy chỉ bước đầu, với thời gian nuôi mới khoảng 1 năm, thế nhưng ở nhà nuôi có diện tích khoảng 90m2, ông Lập đã thu về được khoảng 1kg tổ.
Làm ăn thời hiện đại
Trong quá trình nuôi tôm tại trang trại ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, nhìn thấy khu vực này có khá nhiều chim yến bay lượn. Sau khi tìm hiểu điều kiện tự nhiên thấy khá lí tưởng cho phát triển vật nuôi này, nên năm 2010, ông Lập đã quyết định đầu tư xây nhà nuôi chim yến. So với người dân thì tôi chỉ là “người” đi sau. Bởi lẽ việc xây nhà nuôi chim yến để lấy tổ ở Quảng Ngãi đã xuất hiện từ nhiều năm nay, với số lượng hiện ước lên đến cả trăm hộ, ông Lập cho biết. Tuy nhiên cũng như con tôm trước đó, ông Lập không nuôi theo kiểu trông chờ vào sự may, rủi như đại đa số người dân đã làm. Mô hình nuôi yến của ông Lập được áp dụng theo cách của người Malayxia. Nói về lí do chọn và áp dụng mô hình này, theo ông Lập thì qua tìm hiểu và tham quan thực tế nhận thấy, mô hình nuôi chim yến của Malayxia có hiệu quả mang lại khá cao, lại phù hợp với điều kiện của  địa phương. Vì vậy vào khoảng giữa năm 2010, cũng trong khuôn viên trang trại nuôi tôm cũ, ông Lập thuê 2 chuyên gia người Malayxia sang thiết kế nhà nuôi và lắp đặt thiết bị và nuôi ở 2 nơi. Điểm đầu tiên nằm ở phía nam của trang trại, địa điểm nuôi được tận dụng tầng của nhà ở cũ, với diện tích nuôi khoảng 90m2. Còn điểm kia ở phía bắc trang trại, được đầu tư xây mới hoàn toàn, với diện tích khoảng 220m2. Tổng số tiền đầu tư tính đến thời điểm này cho chim yến của ông Lập gần 1 tỉ đồng.
Tín hiệu khả quan
So với cách nuôi thông thường lâu nay của người dân, thì mô hình này có nhiều điểm khác biệt hơn, như 1 trong số 2 nhà nuôi là cấp 4, chứ không hoàn toàn là nhà tầng như người dân đã làm. Loại gỗ sử dụng để làm ô trên trần nhà, nhằm chia nơi cho yến làm tổ được nhập toàn bộ từ Malai, được xử lý theo qui trình nghiêm ngặt. Cho nên dù ở môi trường có độ ẩm cao trong một thời gian dài cũng không bị nấm, mốc, dẫn đến việc yến không bỏ đi nơi khác. Phần âm thanh bên ngoài dụ yến đến thì cứ 6 tháng được thay đổi một lần, để tăng hiệu quả thu hút đối với số chim yến mới đến làm tổ... Đến nay tổng đàn chim yến tại 2 nhà nuôi hiện ước trên 300 con. Riêng ở điểm nhà cũ, chỉ sau 2 - 3 tháng kể từ khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã có chim vào ở. Và đến nay đàn yến ở đây khoảng 200 con. Năm 2011 vừa qua, số tổ yến đã thu được tại nhà nuôi này khoảng 1kg. Còn tại điểm mới thì tuy ít hơn, thế nhưng so với các nhà nuôi của nhiều người dân thì kết quả tốt hơn nhiều. Bởi lẽ với cách nuôi thông thường thì nhiều nhà phải đợi 1 - 2 năm sau mới có yến đến làm tổ, không ít trường hợp yến không đến. Tuy chỉ là thí nghiệm bước đầu, thế nhưng với kết quả đạt được khá khả quan đã giúp ích rất nhiều cho những người đến sau muốn đầu tư đối với con vật nuôi này.
CÔNG HOÀNG