--------------------- Tư vấn - Thiết kế - Lắp đặt và chuyển giao công nghệ nuôi Chim Yến trong nhà --------------------
VPMN: 35 đường số 10, KP4, P.HBC, Q.Thủ Đức,TP.HCM ----- VPMT: 313 Lê Thanh Nghị,Q.Hải Châu, Đà Nẵng
Tel: 0511.6255.417 - 6255.418 - Fax: 0511.6255.418 *Hotline: 0917.44.65.30 *Email:Phanhungthinhdn@gmail.com

21 tháng 2, 2012

PHÁT TRIỂN NGÀNH KHAI THÁC YẾN TẠI ĐẢO LAN CHÂU - KẾT HỢP VỚI DU LỊCH BIỂN ĐẢO



1. LỊCH SỬ SƠ LƯỢC NGÀNH YẾN SÀO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
Khai thác yến sào - Yến tự nhiên ngoài đảo - đã được con người biết đến từ lâu. Loại chim yến phân bố đều tại các nước Trung Quốc (phía Nam đảo Hải Nam), Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Myanmar. Yến sào đã có mặt ở Trung Quốc từ đời Đường (618 - 907), nhưng vào khoảng thế kỷ XV, yến sào mới trở thành một nghề ở Đông Nam Á và các sản phẩm từ yến sào được buôn bán sang Trung Quốc. Nghành khai thác yến đảo phát triển rất mạnh ở các nước: Thái lan, Indonexia, Malaisia…
Nghề nuôi chim yến mới hình thành vào những năm cuối thế kỷ 19, khi người Indonesia tình cờ phát hiện một phân loài chim yến chỉ làm tổ trong những ngôi nhà bỏ hoang có điều kiện và môi trường sống thích hợp.
Ngành nghề yến sào Việt Nam ra đời 683 năm - nghề sào chĩa (dùng sào tre chọc hái tổ yến). Đảo yến Hòn Nội (Khánh Hòa) được xem là một trong những đảo chính có chim yến hàng sinh sống và làm tổ với số lượng bầy đàn đông đúc nhất, nằm cách TP.Nha Trang gần 15 hải lý. Ngoài Hòn Nội còn có hàng chục đảo khác trong vùng có chim yến hàng sinh sống và làm tổ như: Đảo Hòn Ngoại, Hòn Chà Là, Hòn Đụn, Hòn Cỏ Ống, Hòn Đồi Mồi, Hòn Mụn, Hòn Xà Cừ...
Lịch sử nghề yến sào Khánh Hòa được Thủy tổ khởi nghiệp từ năm 1328, thuyền của Đề đốc nhà Trần – Lê Văn Đạt bị bão dạt vào Hòn Tre, ông lập ra thôn Bích Đầm và tìm ra các đảo yến. Nghề Yến sào có từ đó. Năm 1769, ông Lê Văn Quang (hậu duệ của ông Lê Văn Đạt) đình trưởng thôn Bích Đầm đã hiến toàn bộ đảo yến cho nhà Tây Sơn. Bà Lê Thị Huyền Trâm, con gái ông Lê Văn Quang là đại đô đốc thủy quân Tây Sơn đã có công lớn trong việc chỉ huy tướng sĩ bảo vệ, khai thác, xuất khẩu yến sào, nhiều lần đánh bại thủy quân Nguyễn Ánh. Bà đã được nhân dân trong vùng suy tôn là Đảo chủ Thánh mẫu. Từ đó Đề đốc Lê Văn Đạt, bà Lê Thị Huyền Trâm, bà Chúa Đảo yến được nhân dân lập đền thờ trên các đảo.
Còn lịch sử Nghề Yến tại Cù Lao Chàm - Hội an, Quảng Nam lại được kể dưới một sự tích: Vào thời kỳ cảng thi Hội An bắt đầu có nhiều thuyền nước ngoài đến buôn bán dưới thờí Chúa Nguyễn, một hôm hai vợ chồng ngư dân ở làng Thanh Châu ra biển dánh cá, bất ngờ một trận bão lớn nổi lên giữa biển khơi. Sóng to, gió lớn đã đẩy con thuyền nhỏ của họ dạt vào Hòn Lao của Cù Lao Chàm. Họ phải sống tránh bão trên hòn đảo mà họ chưa từng đặt chân tới trong một tuần. Trong khi đi tìm thức ăn để sống qua ngày họ tìm thấy một hang đá sâuvà cao, ở đó có vô số chim biển đang làm tổ, đẻ trứng hay nuôi chim con trên vách đá. Họ đã tìm cách lấy trứng, chim non và tổ chim để ăn. Sau khi bão tan, họ quay thuyền về làng không quên mang theo một ít trứng tổ yến làm quà cho bà con trong làng. Dân làng Thanh Châu nhận thấy tổ yến ăn ngon và rất bổ. Họ bèn theo hai vợ chồng phát hiện ra yến sào, đầu tiên ra Cù Lao Chàm khai thác yến sào. Và từ đó ra đời nghề yến Thanh Châu Sau khi hai vợ chồng ngư dân phát hiện đầu tiên tổ yến qua đời nhân dân làng Thanh Châu đã tôn vinh họ là ông tổ nghề yến và lập miếu thờ họ ở ngay trên làng chài của họ và cả trên Cù Lao Chàm, để tưởng niệm những người đã sáng lập ra nghề yến Thanh Châu tồn tại đến ngày nay.(Trích từ “Truyện kể dân gian Đất Quảng).
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CHIM YẾN VÀ CƠ SỞ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG YẾN TỰ NHIÊN TẠI ĐẢO LAN CHÂU
Theo khảo sát, Chim yến có thể sống từ vĩ độ 1080 Vĩ Bắc trở vào. Sống tập trung ở vùng ven biển nhiệt đới.
Yến sào - tổ của loài chim yến, là nguồn tài nguyên quí hiếm, là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng, từng được dùng trong bữa yến tiệc của vua chúa thời phong kiến. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được.
Hai loài yến thường sống trong các hang động là loài yến Fuciphaga (Dân gian gọi là yến hàng) và yến Maxima (yến tổ đen). Nhưng chỉ có loại tổ yến của yến hàng là được biết dưới tên Wild/Cave Nest (Yến Hoang/Trong Ðộng) trên thị trường. Có thể vì do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến trong hang động nên loại tổ yến này thường có giá cao nhất so với các loại tổ yến khác trên thị trường. Tổ yến trong động, với những điều kiện tự nhiên trong động, thường có hình dạng giống như 1 cái chén, thân dầy và chân cứng. Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và thời tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. Tổ yến loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

2.1. Đặc điểm tự nhiên của chim yến
• Kích thước của chim yến từ đầu đến đuôi vào khoảng 9-13 cm; trọng lượng trung bình khoảng 7-21 g
• Chim yến có thị lực tốt. Chúng thích làm tổ ở những nơi có cường độ sáng khoảng 0,02 – 0,06 lux; những nơi này giúp chim yến có thể tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác.
• Chim yến cũng có thính giác và ngửi mùi tốt. Chim yến thường làm tổ ở những nơi có chim yến từng làm tổ.
• Chim yến thích sống trong các hang động, đặc biệt là các hang núi đá, ẩm và tối. Chim yến đặc biệt nhạy cảm. Chúng sẽ cảm thấy bất an, không làm tổ ở những nơi không an toàn cho chúng
• Chim yến ăn những loài côn trùng nhỏ khi chúng đang bay. Do đó chim yến có tác dụng bảo vệ mùa màng cho nông dân.
• Một đặc điểm để phân biệt chim yến và các loài khác cùng họ với yến như én, đó là chim yến không bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ.
• Chim yến có thể bay rất nhanh, vận tốc bay tối đa có thể lên tới 130-160 km/h, Bán kính vòng bay tối thiểu của chim yến 1.5-2 m.

• Chim Yến sinh sản từ 2 – 3 lần trong 1 năm, mỗi lần từ 2 – 3 trứng.
• Nhiệt độ thích hợp trong môi trường sống của chim Yến: 26 – 310C (tối ưu: 280C). Độ ẩm thích hợp: 65 - 95% (tối ưu: 800C).

2.2. Cơ sở khẳng định phát triển ngành yến tại Đảo Lan Châu

Đảo Lan Châu Hiện nay, UBND Tỉnh đồng ý cho thị xã Cửa Lò tiến hành dự án làm cầu tàu du lịch tại đảo Lan Châu và Đảo Ngư để kịp phục vụ cho Du Lịch Nghệ An. Đảo Lan Châu nằm ngay sát bờ biển, tiếng địa phương còn gọi là Rú Cóc, vì đảo có hình dáng như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi. Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Điều đặt biệt là khi thuỷ triều lên, tất cả chân đảo chìm dưới nước biển, khi thuỷ triều xuống, phía tây hòn đảo nối với đất liền thành bán đảo. Phía đông là những vách đá lô nhô trải dài ra phía biển, do sự bào mòn của gió và sóng tạo cho những hòn đá này có những hình thù kỳ thú.

Đảo Lan châu là Đảo đá thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, cách bờ 100m. Khi nước triều xuống đảo gắn liền với bờ, dân địa phương gọi là Lèn Châu. Khi thuỷ triều lên đảo trở thành khu du lịch hấp dẫn. Trên đảo có hai hang rộng, từng đặt pháo bờ biển bảo vệ đảo Hòn Ngư và vùng Cửa Hội, Cửa Lò, nay được sửa sang đưa vào dịch vụ du lịch. Đến đây du khách có thể nhìn ngắm toàn cảnh Cửa Lò, Cửa Hội, đảo Hòn Ngư… rất thuận lơi cho việc phát triển ngành du lịch nói chung và ngành khai thác Yến nói riêng.

Về điều kiện tự nhiên, Nghệ An nói chung và Lan Châu nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.
• Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.
• Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.
• Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.
• Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.
• Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.
• Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.
Với những điều kiện thuận lợi về môi trường, độ ẩm và khí hậu, Đảo Lan Châu hoàn toàn có khả năng phát triển ngành Yến.

Về cơ sở vật chất: Với những đầu tư về giao thông, về cơ sở hạ tầng hiện có, việc cải tạo hang dự trên khung nhà có sẵn từ thời Pháp… khá phù hợp cho việc tạo một môi trường sống “tự nhiên” nhất cho Yến bằng các phương pháp “dẫn dụ” để phát triển nhanh số lượng.

Theo công ước Buôn bán Quốc tế về những loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), thì Yến là một trong những loại nằm trong danh sách cần được bảo vệ. Chính vì điều đó, việc phát triển số lượng đàn Yến ở Lan Châu, Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung được chúng tôi đánh giá rất cao và xác định đây sẽ là một ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Kết hợp khai thác với bảo tồn và phát triển số lượng đàn yến trong tự nhiên cùng với sự phát triển ngành du lịch biển đảo theo mô hình một số tỉnh đã làm: Khánh hòa, Quảng nam, Bình Định, Phú Yên.. trong việc tham quan du lịch đào - nghỉ dưỡng - kết hợp mua sắm và khám phá hang yến…

2.3. Tiềm năng phát triển ngành Yến tại Nghệ an nói chung và Đảo Lan châu nói riêng

Theo Hội Công nghệ sinh học, thuộc Liên hiệp khoa học kỹ thuật Thanh Hóa đã phối hợp với chủ nhiệm dự án: “Xây dựng nền công nghệ nuôi chim yến tại Việt Nam”, giống chim yến không chỉ cư trú ở các tỉnh phía Nam mà có thể sinh sống ở nhiều tỉnh khác thuộc khu vực các tỉnh phía Bắc nước ta, trong đó có cả Thanh Hóa. Quan khảo sát chúng tôi nhận thấy đã có ít nhất 5 nhà nuôi yến thành công tại Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình cũng là một trong những địa phương có số lượng yến đảo khá nhiều, Đảo Yến (Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình) vốn là cái “nôi” lớn cho chim yến trú ngụ sinh sống. Tuy nhiên, vì khai thác ồ ạt: lấy cả trứng, chim non về nấu ăn; bắt chim bố mẹ về nhậu, ngâm rượu đã khiến loài yến bỏ đảo ra đi. Sự khai thác “tận thu” trong mấy năm trở lại đây là một bài học cảnh tỉnh cho người dân cũng như chính quyền trong việc giữ gìn và phát triển số lượng chim quý cũng như có một định hướng quy hoạch lâu dài cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi yến lấy tổ.

Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ đã có trên 5000 mô hình khai thác yến lớn nhỏ kề cả trong tự nhiên và trong điều kiện nuôi. Với phạm vi các tỉnh ven biển và đảo trải dài từ Hải Phòng đến Cà mau và môt số tỉnh trung du: Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bình Phước…

Như vậy, chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để khẳng định Nghệ An cũng làm một trong những địa phương ven biển có đầy đủ điều kiện phát triển tiềm năng ngành Yến đang còn bỏ ngỏ này.

3. PHÁT TRIỂN NGÀNH YẾN KẾT HỢP VỚI DU LỊCH BIỂN ĐÀO

Nghệ An là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú. Miền Tây Nghệ An có hệ thống rừng nguyên sinh với hệ động thực vật đa dạng cùng nhiều hang động, thác nước đẹp đã được UNESSCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Với trên 82km bờ biển, nhiều bãi tắm của Nghệ An đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế như: Cửa Lò, Nghi Thiết, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương... Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử lâu đời và nền văn hóa đặc sắc, với trên 1.000 di tích văn hoá lịch sử, cách mạng và các lễ hội, làng nghề mang đậm bản sắc xứ Nghệ, mà nổi bật nhất là khu di tích Kim Liên quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Danh nhân văn hoá thế giới.

Nghệ An còn có vị trí địa lý nằm trên tuyến giao thông đường bộ, đường sắt xuyên Việt và tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối Thái Lan, Lào, Mianma với biển Đông theo đường 7, đường 8, có sân bay và cảng biển thuận lợi cho giao lưu hợp tác kinh tế và phát triển du lịch.

Với mục tiêu: Nghệ An đưa du lịch biển đảo làm ngành chủ lực: tập trung ưu tiên đầu tư 20 dự án với tổng mức đầu tư 9.565 tỷ đồng giai đoạn từ nay đến năm 2020, Thực hiện chủ trương phát triển du lịch biển gắn với bảo vệ biển, chúng tôi tin rằng với đề án phát triển ngành nuôi yến đảo này, mang lại nguồn lới rất lớn về mặt kinh tế - xã hội cũng như phát triển nguồn lực của địa phương. Góp phần vào sự thành công của dự án khu du lịch sinh thái Đảo lan Châu
Góp phần bảo tồn thiên nhiên hoang dã: tăng đáng kể số lượng đàn yến trong tự nhiên với việc tạp một môi trường sống ổn định – phù hợp cho chim yến tại đảo.
Phát triển về Kinh tế, từ lâu Yến sào được biết đến là 1 trong 8 “Bát trân” dâng vua chúa. Và Yến đứng ở vị trí đầu tiên. Yến sào sau khi được khai thác sẽ được phân thành 9 loại là yến huyết; yến quang; yến thiên; yến bày; yến mảnh; yến xơ huyết trắng; yến xơ huyết đen; yến vàng; yến vụn, yến cám. Trong đó yến huyết có giá cao nhất khoảng 6.000 USD/kg và thấp nhất là yến cám khoảng 1.000 USD/kg. Đầu mỗi tiêu thụ chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ Đài Loan, Hồng Kông, Singapo đấu giá mua, doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 20% sản phẩm.
Ông Trương Minh Vũ, đội phó Đội quản lý và khai thác yến sào Hội An cho biết: Riêng năm 2010 tổng sản lượng tổ yến khai thác khoảng 1 tấn, doanh thu 80 tỷ đồng. Ông Vũ cho rằng, doanh thu như vậy vẫn còn thấp so với giá trị thật của tổ yến, thời gian tới nếu có sự đầu tư về dây chuyền sản xuất và chế biến như làm thực phẩm (nước yến, chè yến, súp yến…) và mở những tour tham quan du lịch tại các đảo yến… doanh thu chắc chắn sẽ tăng cao hơn
Với giá trị kinh tế như vậy, nó hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn cho kinh tế tỉnh nhà.
Phát triển về chất lượng cuộc sống: việc khai thác Yến tại Đảo Lan Châu sẽ mang lại việc làm cho rât nhiều người dân: công nhân khai thác tổ yến, đội quản lý và bảo vệ, phát triển đội ngũ hướng dẫn du lịch…góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân.
4. ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY PHAN HƯNG THỊNH ĐỂ CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI YẾN TẠI ĐÀO LAN CHÂU
4.1. Khảo sát địa điểm nuôi

Về lý thuyết, Đảo Lan Châu có đầy điều kiện để phát triển ngành khai thác yến: độ ẩm, nhiệt độ trung bình, môi trường sống, phạm vi kiếm ăn…

Về thực tế: công ty chúng tôi sẽ có một đợt khảo sát thực tế và ghi lại hình ảnh về tính sát thực tại đảo cũng như một số nơi tại Nghệ an.

Khảo sát thực địa tại đảo để đưa ra những tư vấn kỹ thuật phù hợp nhất.

4.2. Chi phí đầu tư

• Chi phí khảo sát, tư vấn cải tạo và lắp đặt hệ thống dẫn dụ chim Yến về đảo.
• Chi phí lắp đặt thiết bị (trọn gói lắp đặt/ m2)
• Chi phí bảo hành - bảo trì mỗi 03 tháng.
• Chi phí khấu hao tài sản.
• Chi phí thuê nhân công khai thác, bảo vệ…

Yến sào là một sản phẩm có giá trị cao nên việc khai thác chế biến, bảo vệ, phát triển bầy đàn luôn là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, để đa dạng hóa sản phẩm mang lại doanh thu nhiều nhất cần có sự đầu tư hợp lý nếu không muốn để lãng phí thất thoát nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm này. Chính vì thế, chúng tôi đề xuất hướng phát triển theo mô hình du lịch sinh thái: Khai thác và phát triển ngành Yến kết hợp với du lịch kinh tế biển đảo dựa trên những mô hình Du lịch đã và đang thành công ở Khánh hòa và Cù lao Chàm./.