--------------------- Tư vấn - Thiết kế - Lắp đặt và chuyển giao công nghệ nuôi Chim Yến trong nhà --------------------
VPMN: 35 đường số 10, KP4, P.HBC, Q.Thủ Đức,TP.HCM ----- VPMT: 313 Lê Thanh Nghị,Q.Hải Châu, Đà Nẵng
Tel: 0511.6255.417 - 6255.418 - Fax: 0511.6255.418 *Hotline: 0917.44.65.30 *Email:Phanhungthinhdn@gmail.com

15 tháng 3, 2012

Kỳ 2: Yến sào với người cao tuổi, người bệnh

Trong bài viết kỳ này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm tiếp tục đúc kết một số kiến thức liên quan đến việc dùng yến sào để bồi bổ, hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho người cao tuổi, người bệnh.

* Công dụng của yến sào với người cao tuổi, người bệnh

Như đã trình bày ở kỳ trước, yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Đặc biệt, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương. Chính vì thế, món yến hoàn toàn thích hợp cho người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ… Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng yến sào đều đặn.

Các gia đình có thể mua tổ yến thô về tự chế biến cho người lớn tuổi và người bệnh ăn bổ sung. Tuy nhiên cần cân nhắc vì tổ yến thô mất rất nhiều thời gian sơ chế, nấu nướng công phu, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi tổ yến lại hơi cao nên cơ thể người bệnh không thể hấp thu hết trong một lần, rất lãng phí. Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn đang được nhiều người ưa chuộng vì có thể phát huy hết tác dụng của món ăn quý này và tiện lợi dùng lâu dài với liều lượng phù hợp.

* Cách dùng yến sào hiệu quả


Với yến sào tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, chúng ta có thể chưng với đường phèn, hoặc sau khi hấp chín đổ nước dùng và chút thịt gà vào ăn cùng, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Để có tác dụng lâu dài thì nên cho người già, người bệnh dùng yến đều đặn trong thời gian dài, bổ sung từ từ với liều lượng thích hợp mỗi ngày khoảng 70ml. Có thể tham khảo các loại yến tự nhiên được chế biến sẵn, đóng chai với hàm lượng vừa đủ cho một ngày dùng.
Để dưỡng chất trong yến sào phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với người bệnh đang điều trị, nên dùng yến sào sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến. Có thể cho người bệnh dùng yến sào dưới dạng chế biến sẵn, mỗi hũ khoảng 70ml là đủ cho 01 ngày.

Người bị tiểu đường, cao huyết áp tốt nhất nên dùng thăm dò theo tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến đều đặn. Yến sào có 4.56% Leucine - chất có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu. Ngoài ra còn có Soleucine 2,04% là loại acid amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.

Ăn bổ sung yến thôi chưa đủ, bạn đọc nên kết hợp các liệu pháp khác để người lớn tuổi, người bệnh khỏe mạnh hơn. Nên kết hợp với chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu vitamin nhóm B… cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30-45 phút/ngày.

Phụ nữ rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn vóc dáng, nhan sắc. Trong bài viết kỳ sau, tôi sẽ cung cấp các tác dụng của món ăn quý này cho chị em phụ nữ, cũng như những chú ý khi ăn yến sào.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguồn http://dantri.com.vn/c7/s162-545660/ky-2-yen-sao-voi-nguoi-cao-tuoi-nguoi-benh.htm

14 tháng 3, 2012

Kỳ 1: Hiểu đúng về Yến sào

Yến sào là một món ăn giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ và phục hồi sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, để phát huy được công dụng của món "bát trân" này cần một cái nhìn toàn cục và thấu đáo hơn.
Chuyên đề “Yến sào - dùng khoa học và hiệu quả hơn” do PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - tư vấn sẽ bổ sung cho bạn đọc những lưu ý mới trong cách chọn lựa yến sào và cách dùng món yến sao cho khoa học và hiệu quả hơn. Chuyên đề gồm 05 kỳ, kỳ 01 sẽ tổng kết lại những kiến thức cơ bản về món yến.



PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia


Các loại yến sào chính – công dụng chính

Yến sào tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Việt Nam...). Thông thường, những nơi có trữ lượng yến dồi dào thì sẽ dễ chọn lọc được những tổ yến chất lượng hơn.

Gần đây, giới khoa học cũng bắt đầu đánh giá nghiêm túc hơn về chất lượng của yến nuôi trong nhà. Các nhận định ban đầu đều khẳng định yến nuôi cho chất lượng tương đương với yến đảo, ít lẫn tạp chất, lại có các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm rõ ràng hơn (như nguồn thức ăn, nước uống,..).

Về yến thành phẩm, người dân thường chuộng săn lùng các loại tổ yến thô để về tự chế biến hoặc mua các loại yến sào đã được chế biến, đóng gói sẵn. Có thể nói, tổ yến thô rất quý giá và chứa nhiều chất bổ dưỡng nhưng vì thường lẫn tạp chất, bụi bẩn và lông chim nên khi chế biến phải làm thật kỹ, sạch sẽ mới có thể dùng được. Thêm vào đó, chất dinh dưỡng có thể bị mất dần đi nếu chúng ta sơ chế hoặc bảo quản không đúng cách. Còn nếu mua về và sử dụng hết ngay trong một hai lần thì lại phí quá, vì cơ thể con người không kịp hấp thu hết các dưỡng chất của yến. Yến sào chế biến sẵn ngày càng được nhiều người sử dụng hơn vì tính tiện lợi, có liều lượng vừa đủ cho mỗi lần dùng, thích hợp cho người cần sử dụng lâu dài. Bạn đọc nên lưu ý chọn loại có thương hiệu, có quy trình sản xuất đạt các chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến sau khi chế biến.

Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine,... Dùng yến thường xuyên giúp phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu, bồ sung thêm các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ổn định thần kinh trí nhớ. Công dụng chính có thể tóm tắt là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực.

Những lưu ý về cách dùng yến

Như đã trình bày ở trên, chính vì có công dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt và cũng không quá khó để tìm mua nên yến sào rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu hết được cách thưởng thức món ăn này, mà đa phần vẫn còn “ăn yến để thưởng thức”, nghĩa là xem nó như 01 món “ăn chơi”, thỉnh thoảng mới dùng 01 lần. Điều này khiến yến sào không phát huy được hết tính bổ dưỡng của nó.

Những người muốn tăng cường sức khỏe thì nên bổ sung yến từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng từ yến, vừa hợp lý về kinh tế, không lãng phí nguồn dưỡng chất quý này. Bạn đọc có thể chưng yến với đường phèn, hoặc nấu thành dạng soup với thịt gà cũng rất dễ ăn. Nếu không có nhiều thời gian, có thể dùng các sản phẩm yến sào chế biến sẵn, dĩ nhiên phải lưu ý về hàm lượng tinh chất yến trong mỗi chai – thông thường khoảng 5% là đủ cho cơ thể.

Thời điểm tốt nhất để dùng yến là khi bụng đói, thông thường là vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Buổi tối sau khi ngủ khoảng 01 giờ là thời điểm nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa.

Với thành phần giàu dưỡng chất, yến sào phù hợp cho rất nhiều đối tượng người dùng. Người cao tuổi, người bệnh, phụ nữ, trẻ em, những người làm các nghề cần giữ giọng (MC, ca sĩ, diễn viên…), vận động viên đều có thể ăn yến để tăng cường sức khỏe.

Trong kỳ sau, tôi sẽ tiếp tục trình bày đến bạn đọc những lưu ý trong việc dùng yến sào để bồi bổ cho người cao tuổi, người bệnh.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguồn: http://dantri.com.vn/c7/s162-543734/ky-1-hieu-dung-ve-yen-sao.htm Ngày 2/12/2011

7 tháng 3, 2012

Bài 1: Nghề nuôi yến: Sao cho bền vững?

Bài 1: Nghề nuôi yến: Sao cho bền vững?

Nuôi yến trong nhà là một nghề đặc thù ở vùng Đông Nam Á. Vào năm 2001, Indonesia có 10.000 ngôi nhà yến, Malaysia có 1.000. Mười năm sau, Indonesia đã có khoảng 00.000 nhà, Malaysia là 40.000, và lúc này Thái Lan cũng có 60.000-70.000 nhà.


ndonesia là nước có sản lượng yến lớn nhất. Năm 2008, riêng nước này cung cấp 70% nhu cầu tổ yến cho toàn thị trường. Thái Lan đứng thứ hai. Tiếp theo là Malaysia. Năm 2008, nước này sản xuất 25 tấn tổ yến, có giá trị tương đương 1 tỷ RM. Hiện Malaysia đang phấn đấu đạt mức 30% thị trường toàn cầu, tạo ra doanh thu 1,45 tỷ USD vào năm 2020.
“Đón” nghề
Năm 2008, trọng lượng tổ yến tiêu thụ trên thị trường thế giới là 260 tấn, đạt doanh thu khoảng 4,3 tỷ đô la Mỹ. Thị trường nhập khẩu chính là Hồng Kông chiếm 50% lượng mua bán tổ yến thế giới; cộng đồng người Hoa ở các nước Mỹ, Australia, New Zealand tiêu thụ khoảng 15%; Trung Quốc 8%, Đài Loan 4% và Macao 4%.
Riêng năm 2006, các nơi này đã tiêu thụ 160 trên tổng số 200 tấn tổ yến được bán ra trên toàn thế giới. Ngoài ra, tổ yến còn được bán sang các nước Canada, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản, Nam Triều Tiên...
Giá bán tổ yến đã sơ chế tại Hồng Kông từ 6.000 - 7.000 USD/kg. Trừ vàng, tổ yến sơ chế đắt hơn bất cứ kim loại nào trên thế giới.


Nghề nuôi yến du nhập vào Việt Nam từ năm 2004, phát triển ra các hộ dân năm 2005. Hiện nay, nuôi chim yến tại đây đã dần thành một nghề với khoảng vài ngàn nhà yến, trong đó một số ít hộ gia đình có 5-6 nhà yến.
Một nhà nuôi yến thu hoạch trung bình 700-800gr đến 1kg tổ yến mỗi tháng, có nhà thu hơn 10kg/tháng. Tuy nhiên cũng có không ít căn nhà sau một số năm xây dựng, chim vào rất ít, chim con sau khi sinh ra đều bay mất.
Qua nhiều năm tham gia hoạt động và theo dõi phát triển của nghề mới này tại Việt Nam, tôi thấy, hiện có khoảng 60-70% nhà yến xây dựng đã có chim vào làm tổ, riêng ở Bình Định đạt đến 80%, nhưng năng suất không đồng đều và phải chỉnh sửa nhiều lần.
Các vùng nuôi yến ở Việt Nam có thể tính từ Nghệ An trở vào đến đảo Phú Quốc, Cà Mau. Nhiều nhất là TP.HCM (tính cả Cần Giờ) khoảng vài trăm nhà yến, tiếp đến là Khánh Hòa khoảng 100, Bình Định có 60-70 nhà; sau đó là Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Long Thành, Bình Dương, Đồng Nai..., mỗi tỉnh đều có hàng chục nhà yến.
Đầu tư vào nghề này thường là những người Việt Nam có điều kiện kinh tế khá, vì vốn đầu tư ban đầu khá cao, tốc độ hoàn vốn lại chậm. Hiện tại Việt Nam có một số nhà đầu tư nước ngoài như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia. Các nhà đầu tư nước ngoài này thường tự làm nhà yến cho mình, và đã khá thành công.
Về đội ngũ nhà thầu tư vấn, ở Việt Nam có khoảng 3-5 nhà tư vấn có tên tuổi, trong đó có những nhà tư vấn tuy không xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nhiều nhà yến do họ làm đều có kết quả tốt.
Trong tháng 10/2010, có một chuyên gia tư vấn có uy tín ở Đông Nam Á vào Việt Nam. Ông này dự báo, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 10.000 nhà yến, tức gấp 6-7 lần hiện nay.
Chưa ai tính được sản lượng tổ yến của Việt Nam trong năm 2010. Mặc dù vậy có thể đưa ra một tư liệu cụ thể đã được đăng tải chính thức: Huyện Cần Giờ (TP.HCM) có 77 căn nhà nuôi chim yến (với tổng diện tích xây dựng 34.688,4m²), trong đó 17 căn có sản phẩm thu hoạch và 60 căn mới xây dựng, gây nuôi chưa có sản phẩm.
Sản lượng thu hoạch của 17 nhà nuôi chim yến ở đây qua các năm như sau:
Năm 2008 là 60kg, năm 2009 thu 250kg, năm 2010 thu 400kg. Giá thị trường khoảng 35 triệu đồng/kg yến thô. Như vậy, năm 2010, tổng trị giá tổ yến của Cần Giờ đạt khoảng 14 tỷ đồng.
Nhưng để có kết quả này, đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến rất lớn. Hơn nữa, sản lượng này chỉ tập trung vào một số ít nhà.


Và “nuôi” nghề
Việt Nam nằm trong vùng có điều kiện thiên nhiên thích hợp với chim yến, lại có bờ biển dài, nhiều hồ ao, sông ngòi, cửa sông, là những yếu tố mang lại nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Nhưng, chim yến là một loài sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, có đặc
tính sinh học đặc biệt. Vì vậy, nuôi yến hoàn toàn không phải một nghề dễ.
Sự phát triển của chim yến có mối quan hệ tỷ lệ thuận với bảo vệ môi trường. Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hủy do đô thị hóa, chim yến có thể sống trong “khách sạn 5 sao”, nhưng thức ăn không đủ, chim buộc phải đi rất xa để kiếm ăn, sự tiêu tốn năng lượng sẽ làm cho số lượng quần đàn giảm xuống.
Trong nuôi yến, cần chú ý mối cân bằng sinh học giữa côn trùng – chim yến - con người, nghĩa là cần nghĩ đến sự cân bằng giữa lượng thức ăn có trong tự nhiên với tổng đàn yến và số nhà yến mà con người xây dựng.
Có thể nêu một ví dụ về cân bằng sinh học ảnh hưởng đến sản lượng: Trong khi tại Indonesia, Malaysia, tỷ lệ thất bại của nuôi yến trong nhà là 40% thì tại Philippines, tỷ lệ thành công là 83%.
Lý do tỷ lệ thất bại ở Indonesia và Malaysia khá cao là vì số trại và nhà nuôi yến phát triển nhanh hơn số lượng chim.

Indonesia có công nghệ nuôi yến trong nhà rất phát triển, nhưng thất thu một phần vì nuôi yến thiếu kiểm soát. Ngoài ra, cần biết một đặc điểm của loài yến là phân bố không đồng đều. Ở Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa có rất nhiều hang yến, nhưng mỗi tỉnh chỉ có một hang có sản lượng cao nhất đạt 60-70% sản lượng tổ của mỗi tỉnh.
Trong nghề nuôi yến, cơ hội thành công nhiều nhất là xây nhà ở gần nhà có nhiều yến (trung tâm yến) hoặc gần đảo yến (cách khoảng 10km trở xuống là tốt nhất).
Ngày nay, người ta có thể sử dụng máy gọi chim và quan sát đường chim bay, vùng chim kiếm mồi để xem sau thời gian bao lâu thì gọi được bao nhiêu chim về, từ đó xác định địa điểm xây dựng.
Chim yến có thói quen trở về nơi mà nó sinh ra, nhất là chim bố mẹ, nên thường chỉ dụ được chim con.
Vì vậy, ở khu vực có nhiều nhà yến thì nhà mới xây dựng cần phải có kỹ thuật cao, như băng tiếng gọi bầy đàn tốt nhất, chất dẫn dụ tốt, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng phải thật phù hợp với yêu cầu sinh lý sinh thái của chim, thì chim mới vào nhiều và ở lại. Nếu không, chim sinh con ra trong nhà đó cũng sẽ lại đi sang các nhà khác có điều kiện tốt hơn.
Quy hoạch những vùng nuôi yến cách xa thành phố là cách tốt nhất để vừa phát triển đàn yến, tăng sản lượng tổ yến khai thác, vừa bảo vệ môi trường sống của con người.
Hiện nay ở Việt Nam đã có các khu nuôi yến tập trung như ở xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ, TP.HCM). Tỉnh Ninh Thuận cũng mới có dự án quy hoạch nuôi yến tập trung hai bên bờ sông Dinh. Một xu hướng mới hiện nay ở nước ngoài là hình thành các khu nuôi yến tập trung trong vườn sinh thái Ecopark, với yêu cầu là ở xa khu dân cư 10-50 km.
Hiện Malaysia có 20 dự án nuôi yến như vậy, trong đó Ecopark tại Johor Baruh có 100 đơn vị nhà yến, kích thước mỗi đơn vị khoảng 6 x 22m. Ở Indonesia, các khu nuôi yến tập trung nhiều tại vùng nông thôn và hải đảo.
Việt Nam có nhiều đảo, có thể quy hoạch nuôi yến trên một số đảo. Mô hình xây dựng nhà yến trên đảo đã hoàn tất. Theo tổng kết đề tài năm 2008, nhà yến đảo Bình Định đã có mấy chục tổ yến. Mô hình xây nhà nuôi yến trên đảo ở Việt Nam đã chứng minh chim yến đảo có thể vào nhà sống bình thường khi ta tạo dựng điều kiện sinh thái phù hợp cho nó.
Để nghề nuôi yến phát triển bền vững, nuôi côn trùng cũng là một hướng đang được bổ cứu hiện nay. Một số nước trong vùng đã hoàn thiện kỹ thuật xây nhà nuôi côn trùng sát nhà yến.
Ngoài ra cần phải trồng thêm các loài cây mà yến yêu thích và bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển. Thái Lan đã bảo tồn được khu rừng ngập mặn nên đàn chim yến của Thái Lan phát triển rất nhanh.
Sự thành công về nghề yến của các nước Đông Nam Á đã phát triển đến mức hình thành các tổ chức ngành nghề, như Hiệp hội các nhà nuôi yến, Hiệp hội thương mại tổ yến, để những người có cùng sự quan tâm có thể trao đổi thông tin thương mại, kỹ thuật, điều hòa hoạt động…
PGS-TS. NGUYỄN KHOA DIỆU THU